Đó là nội dung được ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) tiết lộ với cổ đông tại Báo cáo thường niên năm 2023.
Theo đó, tại tâm thư gửi cổ đông trong báo cáo trên, sau khi điểm lại những khó khăn chưa từng thấy của doanh nghiệp trong 2 năm qua, Chủ tịch Phát Đạt cho biết, trong năm 2023, sau khi đánh giá được biến động dữ dội của thị trường, PDR đã quyết liệt triển khai chiến lược tái cấu trúc danh mục đầu tư và tài chính. Trong đó, chấp nhận cả việc hy sinh quyền lợi ngắn hạn như bán một số tài sản, chuyển nhượng cổ phần tại một số công ty con… để tập trung cho những những vấn đề cấp bách hơn.
Kết quả cụ thể là PDR đã tháo gỡ được áp lực về tài chính, đặc biệt là tất toán thành công toàn bộ trái phiếu đúng hạn và trước hạn trước khi năm 2023 kết thúc, trở thành doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi sạch nợ trái phiếu trong bối cảnh cực kỳ ảm đạm của toàn ngành.
Ông cho biết, trong năm 2024, để thiết lập đà tăng trưởng mới, tiêu chí tiên quyết của PDR là tập trung. PDR sẽ chỉ tập trung duy nhất vào mảng bất động sản. Các dự án được PDR ưu tiên phát triển chỉ tập trung vào những sản phẩm thiết thực với nhu cầu và mãi lực hiện hữu của khách hàng, trên các thị trường giàu tiềm năng nhất.
Đồng thời, PDR sẽ tập trung vào chiến lược bán hàng hiệu quả, thúc đẩy tốc độ hoạt động để tạo dòng tiền nhanh nhất. Hiện nay, PDR chuẩn bị đưa ra thị trường 4 đến 6 dự án lớn với những sản phẩm có tính sẵn sàng cao. Tổng giá trị doanh thu dự kiến lên đến 40.000 tỷ đồng.
“Công ty tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy chiến lược kinh doanh hiệu quả bằng nỗ lực quyết liệt nhất. Không chỉ tìm kiếm cơ hội và chờ thị trường phục hồi, PDR xác định phải chủ động kiến tạo cơ hội và góp phần thúc đẩy đà phục hồi chung.
2024 vẫn còn là một năm đầy khó khăn cho nền kinh tế - xã hội nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Song, tôi tin rằng đây là thời điểm phải triển khai hoạt động mạnh mẽ với chiến lược đúng và nỗ lực đủ”, ông nhấn mạnh trong thư.
Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt |
Về kết quả kinh doanh, năm 2023, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp này đạt 618 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn thu chính của công ty đến từ các hoạt động tài chính, chủ yếu là ghi nhận khoản lãi bán các công ty con là CTCP Địa ốc Sài Gòn - KL (chủ đầu tư dự án Astral City) và CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (doanh nghiệp được thành lập nhằm triển khai mảng bất động sản khu công nghiệp của tập đoàn).
Sau khi trừ chi phí, giá vốn, Phát Đạt báo lãi sau thuế 682 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2022. Song, so sánh với mục tiêu lãi năm 2023, doanh nghiệp này vẫn vượt chỉ tiêu kinh doanh 2 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Trong cùng một ngày nhận kết quả trúng 3 gói thầu tổng giá trị lên tới gần 160 tỷ đồng. Đó là “kỷ lục” của Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka (Tập đoàn Hanaka).
Bối cảnh Vinaconex ITC đề xuất bán một phần dự án ở Cát Bà diễn ra sau khi công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2023 với khoản lỗ hơn 286 tỷ đồng.
Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 31/12/2023 và hoàn tất vào ngày 06/3/2024 với kỳ hạn là 48 tháng.
Công ty TNHH Thương mại và Phát triển kinh doanh Ánh Sao - Chủ đầu tư dự án Lumi Hà Nội bị Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra về hoạt động huy động vốn. Trước đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp này cũng không mấy sáng sủa.
Hiện nay sự chênh lệch giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước khá là lớn (từ 4-5%); do đó, doanh nghiệp mong muốn có sự thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.
Theo báo cáo vừa được công bố, năm 2023, Vinaconex - ITC lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp này kể từ khi hoạt động từ năm 2008 đến nay.
Theo danh sách vừa được công bố, hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới với sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh nhờ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản…
Theo tài liệu vừa được công bố, trong năm nay, doanh nghiệp do ông Đặng Thành Tâm ngồi ghế Chủ tịch đặt mục tiêu tổng doanh thu 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ; tăng lần lượt 53% và 80% so với năm 2023.