Theo Tổng cục Thống kê, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và những nỗ lực của Chính phủ trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng năm 2022 tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.
Bằng chứng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021 (vượt mốc 105,4 nghìn doanh nghiệp của năm 2021). Tuy nhiên, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ (từ 0-10 tỷ đồng) với 80,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm 89,6% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.Lý giải về vấn đề này, Tổng cục Thống kê cho biết, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, một phần để tránh và giảm thiểu mức rủi ro thiệt hại do những hệ lụy từ dịch Covid-19 và từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Mặt khác, việc huy động vốn vào thời điểm này là rất khó khăn.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, với nền kinh tế có độ mở lớn, những tác động từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ta đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó có chuỗi cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất gặp khó khăn; giá cả một số nguyên vật liệu, giá cước vận tải trên thị trường thế giới tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu nguyên vật liệu trong nước; Nguồn cung lao động bị ảnh hưởng nặng nề và có khả năng thiếu hụt tạm thời;
Cùng với đó, doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi, kết nối các nguồn cung, cầu hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, thị trường trở lại; nguy cơ lưu thông hàng hóa bị hạn chế do giãn cách xã hội, đặc biệt luồng thương mại quốc tế bị thu hẹp khi dịch Covid-19 với biến thể mới đang tái bùng phát diện rộng trên toàn thế giới.
Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Chính phủ cần có giải pháp trọng tâm kiên định với mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhưng không làm suy yếu các động lực tăng trưởng.
Đồng thời tập trung một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn; Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; Tiếp tục vận động người lao động quay lại làm việc góp phần vào quá trình phục hồi của kinh tế. Chính quyền các địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp về xây dựng chỗ ở cho người lao động khi họ quay lại làm việc, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn bị ngừng việc, mất việc, triển khai các túi an sinh xã hội;
Có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của nhà nước; Triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế” theo Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ kịp thời và hiệu quả.
Minh Ngọc
Bộ Xây dựng đang thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, chủ trì lập hồ sơ đề nghị, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Nói về thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, TS Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng thị trường đang ở mức “chân không tới đất, đầu không tới trời”.
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến của người dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định liên quan đến chứng nhận, công nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình...
Sau hơn 2 năm dài chịu tác động nặng nề của đại dịch, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều thương vụ M&A tài sản khách sạn lớn đã được thực hiện với tổng mức đầu tư đạt 14,9 tỷ USD trong năm 2021.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Hội thảo "Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022" do Tạp chí Tài chí doanh nghiệp tổ chức sáng nay.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, không thể cứng nhắc giữ lạm phát ở mức dưới 4% trong bối cảnh lạm phát thế giới gấp đôi vì điều đó sẽ khiến kìm nén sản xuất, phản tác dụng…
Liên quan đến việc giá cả chỉ tăng theo xăng nhưng giảm không kịp thời khi giá xăng giảm, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) khẳng định: "Chúng ta đã có đầy đủ công cụ, có Nghị định quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá."
Hàng loạt mẫu xe hot sắp được ra mắt tại thị trường Việt Nam trong tháng 8, dự kiến sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn.
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về phương án thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước.