Như chúng tôi đã đưa tin, tại báo cáo gửi đến Thủ tướng về việc triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 -2030” mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến ngày 5/2 đã có 27 địa phương công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn là hơn 27.966 tỷ đồng. Trong đó, 5 dự án tại 5 địa phương gồm Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn và An Giang đã được giải ngân với số vốn khoảng 416 tỷ đồng.
“Việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển dự án nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 33/NQ-CP chưa được hiệu quả do nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội chưa đảm bảo tiêu chí, điều kiện được vay theo pháp luật về tín dụng; một số địa phương chưa công bố danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện vay….”, Bộ Xây dựng nhận định.
Ảnh minh họa |
Liên quan đến việc này, tại cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS) cho địa phương, doanh nghiệp (Tổ công tác) sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì ngày 11/3, đại diện các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietinbank … cho biết, khó khăn trong giải ngân gói tín dụng thương mại 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội là khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỷ suất lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội…
"Không phải tất cả doanh nghiệp xây nhà ở xã hội mà BIDV tiếp cận đều có nhu cầu vay vốn, vì nhiều dự án chưa có đầy đủ điều kiện để triển khai, hoặc đang sử dụng vốn tự có", ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV trao đổi.
Tại cuộc họp trên, nhận định về tình hình chung của tín dụng cho bất động sản nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lĩnh vực bất động sản "luôn đi cùng" với ngành ngân hàng và liên quan tới hàng loạt lĩnh vực khác như sản xuất, vật tư, vật liệu xây dựng...
"Ngành ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro mà đối với ngành bất động sản là đầu cơ và thổi giá khiến khó tiêu thụ sản phẩm, không luân chuyển được dòng vốn, khó thu hồi nợ", ông Đào Minh Tú nói.
Thông tin về một số vướng mắc trong gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ, ông Đào Minh Tú cho rằng, vấn đề mấu chốt nằm ở việc cần tạo điều kiện cho "cầu tiếp cận được nguồn cung" và đẩy mạnh nguồn cung, trên cơ sở đó giảm giá khách quan của thị trường trên quan hệ cung-cầu.
Kết luận cuộc họp, liên quan đến vấn đề nguồn vốn dành cho các dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách tài khoá dài hạn hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay tín dụng ưu đãi; thành lập quỹ đầu tư nhà ở xã hội bao gồm ngân sách Nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp từ chi phí 20% xây nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại và các nguồn hợp pháp khác hỗ trợ cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội, bảo đảm hài hoà giữa thực hiện chính sách xã hội và cơ chế thị trường.
Phó Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp, bảo đảm chất lượng, thiết kế, thẩm mỹ và mức lợi nhuận hợp lý, hài hoà lợi ích với Nhà nước, người dân; góp phần phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
Năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới với sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh nhờ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản…
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt mức tăng cao gấp đôi mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy năng lực của các doanh nghiệp đã cải thiện, đây cũng là cơ sở để có thể kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu cả năm sẽ tăng trưởng ở mức trên 6% như đề ra.
Trong 2 tháng, có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thông qua 17 dự án mới, trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 39,4% vốn.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) và ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.
Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, với hiệu ứng Luật Đất đai và luật liên quan, 2 tháng đầu năm 2024, số hồ sơ nhà đất cần giải quyết tăng hơn 18.000 hồ sơ so với năm 2023, nguồn thu thuế tăng 45% so với cùng kỳ…
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 84 nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đăng ký và được cấp mã số thuế (MST) qua Cổng thông tin điện tử. Trong đó có 67 NCCNN đã kê khai, nộp thuế theo quy định pháp luật.
Công ty CP Đầu tư Golden Hill (Golden Hill Invest) ngày 5/3 đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của mã trái phiếu GHICB2124001.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp điều hành để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Cuối năm 2023, Công ty cổ phần Kinh doanh F88, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay tài chính phát hành lô trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ và nợ vay lớn.