Việc mở rộng địa giới hành chính để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, sau khi thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
Triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đến nay, 38/38 đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực trung tâm đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hà Nội phê duyệt (chưa kể đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận là đồ án quy hoạch đặc thù) với tổng diện tích là 75.135,20ha. Đã hoàn thành phê duyệt 33/33 đồ án quy hoạch chung các huyện, thị trấn sinh thái, thị trấn huyện lỵ và quy hoạch chung các đô thị vệ tinh (cấp 1) với tổng diện tích 301.891,21ha.
Về quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh đã hoàn thành phê duyệt 6 đồ án, còn lại đang tiếp tục tổ chức lập 25 đồ án.
Về quy hoạch chi tiết đô thị, giai đoạn từ 2011 - 2022, trên địa bàn thành phố đã phê duyệt khoảng 230 đồ án với tổng diện tích 14.772,6ha. Trong đó bao gồm 162 quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng lập mới với tổng diện tích 10.675,9ha và 68 đồ án điều chỉnh tổng thể với tổng diện tích 4.096,7ha.
TP. Hà Nội cũng đã triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các khu đô thị, các công trình hiện đại, có quy mô lớn như: Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Khu Ngoại giao đoàn, The Manor, Trung Hòa - Nhân Chính, Yên Hòa, Làng quốc tế Thăng Long, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Trung tâm hội nghị Quốc gia, Vinhomes Riverside, Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra, Khu đô thị mới Văn Phú, Nam - Bắc An Khánh, Khu đô thị Ocean Park Gia Lâm, Gamuda City, Park City, Công viên Yên Sở, Công viên Hòa Bình...
Công trình có quy mô lớn, đóng góp cho kiến trúc đô thị: Tòa tháp Keangnam (2011), Trụ sở Bộ Công an (2011), Khách sạn Marriott, Vincom Royal City (2013), Nhà Quốc hội, Lotte Center Hà Nội, Vinhomes Times City (2014), Trường đại học FPT (2015), Trụ sở Bộ Ngoại giao (2017), Trụ sở Tập đoàn Viettel (2019);
Các công trình hạ tầng khung quy mô lớn như: Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (2014), Hà Nội - Lào Cai (2014), Hà Nội - Hải Phòng (2015), Hà Nội - Hòa Bình (2018), Hà Nội - Lạng Sơn (2019), đường Nhật Tân - Nội Bài (2014), cầu Vĩnh Thịnh, Cầu Đông Trù (2014), cầu Nhật Tân (2015), đường Vành đai 1 (2019), đường Vành đai 2 trên cao (2019), đường Vành đai 3 Mai Dịch - cầu Thăng Long (2020), mở rộng giai đoạn 2 cầu Vĩnh Tuy (2023), đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô (khởi công xây dựng tháng 6/2023), đưa vào hoạt động tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông (2022)…
Thùy Chi
Tháng 3/2020, có 8 nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án và 3 đơn vị có báo cáo về phương án đầu tư; trong đó có liên doanh Tập đoàn Novaland và Công ty TNHH Du lịch Thương mại Á Đông Vidotour hay Tập đoàn FLC.
Ngày 10/12/2023, tại Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn T&T Group đã chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị mới khóm 5, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau với quy mô gần 23 ha, tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu trước năm 2030 có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong (hiện, tỉnh Bắc Ninh có 2 thành phố là: Bắc Ninh và Từ Sơn).
Các chuyên gia cho biết, chủ đầu tư có thể chiếu theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND của TP Hà Nội để điều chỉnh phí trông giữ xe ô tô.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 6/12, việc đấu giá 3 mỏ cát tại Hà Nội tăng giá gấp khoảng 100 lần so với giá khởi điểm đã thu hút sự quan tâm của công luận.
Lý do của 11 lần chậm thanh toán lãi trái phiếu được doanh nghiệp này đưa ra lần nào cũng giống lần nào, đó là: do công ty chưa sắp xếp được dòng tiền.
Liên quan đến thông tin một số nhà ở tái định cư trên địa bàn Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm đưa vào vận hành nhưng lại thiếu nguồn kinh phí để duy tu, bảo trì, khiến người dân sống trong thấp thỏm, lo âu, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền.
Thành phố phía Bắc Hà Nội bao gồm toàn bộ địa giới hành chính 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 385km2, khu vực ngoại thị khoảng 248 km2 với 45 phường và 24 xã.
HoREA đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép áp dụng Luật Nhà ở 2023 sớm hơn đối với các quy định về nhà ở xã hội và hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân.
Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo quy định.