Thứ 4 ngày 6 tháng 11 năm 2024 / 4:15

Lạm phát cuối năm 2022 và những yếu tố rủi ro cần kiểm soát

Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng lên.

Lạm phát cuối năm 2022 và những yếu tố rủi ro cần kiểm soát |

Lạm phát cuối năm 2022 và những yếu tố rủi ro cần kiểm soát

|

thị trường

|

doanh nghiệp

|

tiêu điểm

|

quy hoạch

|

hạ tầng

|

dự án

|

tài chính

|

Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022 làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước mặc dù giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại năm học mới 2022-2023. Nhờ đó mà lạm phát 8 tháng năm 2022 được kiểm soát ở mức 2,58%, áp lực các chi phí đầu vào được giảm đáng kể.

Theo đó, trong 8 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt, trong đó có 8 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diezen tăng 6.180 đồng/lít. Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm liên tục tháng 7/2022 do Chính phủ giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và theo biến động giảm của giá nhiên liệu thế giới. Từ ngày 21/6/2022, giá xăng A95 III ở mức 32.870 đồng/lít, dầu diezel ở mức 30.010 đồng/lít giảm xuống với các mức giá tương ứng là 24.660 đồng/lít và 23.750 đồng/lít. Giá xăng dầu giảm là yếu tố chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng của CPI tháng 7 và tháng 8/2022.

Bên cạnh đó, đối với những hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện sinh hoạt chiếm tỷ trọng 12,87% trong tổng chi tiêu dùng của dân cư đã được Chính phủ điều hành giữ ổn định trong năm 2022. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất chưa tăng học phí năm học 2022 – 2023 như lộ trình trước đó.

chi_so_tieu_dung_20220913162202.jpg

Với giá dịch vụ y tế, năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác theo pháp luật về giá, tuy nhiên để chia sẻ khó khăn với người dân trong đại dịch, việc này đã được hoãn lại. Đặc biệt, đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm, nhóm hàng có tác động lớn tới CPI, chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 trong tổng chi tiêu dùng của dân cư, thường xuyên được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá, nhất là mặt hàng thịt lợn, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, giá thịt lợn đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 8/2022. Giá thịt lợn hơi cả nước trong tháng 8/2022 dao động ở mức 62.000-71.000 đồng/kg.

Vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Theo đó, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế. Cụ thể là các nhóm hàng: giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu..

Bên cạnh đó, giá xăng dầu có thể giảm trong ngắn hạn nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraina chưa chấm dứt; sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có thể gây áp lực thêm cho lạm phát năm sau.

Giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra. Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh.

Ngoài ra, kinh tế trong nước của chúng ta đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Mặc dù vậy, với quyết tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Ban Chỉ đạo điều hành giá cùng với sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương trong từng tháng từ nay đến cuối năm 2022, cùng với việc giá nhiên liệu thế giới liên tục giảm trong tháng 7 và tháng 8 góp phần vào kiềm chế lạm phát, theo đó CPI bình quân năm 2022 sẽ đạt mục tiêu của Quốc Hội đề ra.

Minh Ngọc

Theo: vnmedia.vn copy https://vnmedia.vn/kinh-te/202209/lam-phat-cuoi-nam-2022-va-nhung-yeu-to-rui-ro-can-kiem-soat-8025615/

Tin liên quan