Theo báo cáo tài chính từ 29 ngân hàng trong nước (bao gồm 27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán cùng PVComBank và BaoVietBank), tổng số tiền gửi tại các ngân hàng này tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 10,775 triệu tỷ đồng, tăng 7,2% so với đầu năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, các ngân hàng đã thu hút thêm 724.288 tỷ đồng từ tiền gửi khách hàng. Nhóm ngân hàng cổ phần quốc doanh BIDV, VietinBank và Vietcombank chiếm ưu thế với tổng số tiền gửi tăng thêm 309.400 tỷ đồng, chiếm gần 43% tổng mức tăng.
Cụ thể, BIDV dẫn đầu với mức tăng hơn 169.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 9,9% so với cuối năm 2023, trở thành ngân hàng hút tiền gửi lớn nhất trong giai đoạn này.
VietinBank đứng thứ 2 với tiền gửi khách hàng tăng gần 106.000 tỷ đồng, tương đương 7,5%. Vietcombank ghi nhận mức tăng 2,5%, tương đương gần 34.400 tỷ đồng, đạt tổng cộng 1,43 triệu tỷ đồng.
Trong nhóm ngân hàng tư nhân, MB nổi bật với hơn 60.000 tỷ đồng tiền gửi tăng thêm, tương ứng mức tăng trưởng 10,6%. Theo sau là Sacombank (gần 56.000 tỷ đồng), Techcombank (gần 40.300 tỷ đồng), LPBank (33.900 tỷ đồng), VPBank (33.400 tỷ đồng), ACB (29.400 tỷ đồng), HDBank (26.200 tỷ đồng), SHB (24.300 tỷ đồng).
Về tốc độ tăng trưởng, NCB dẫn đầu với mức tăng 17,6%, gấp 2,5 lần mức bình quân. Một số ngân hàng khác có mức tăng trưởng đáng chú ý gồm LPBank (14,3%), MSB (12,2%), Sacombank (11%), và MB (10,6%).
Xét về quy mô tiền gửi, BIDV tạm thời đứng đầu (do Agribank chưa công bố số liệu) với gần 1,784 triệu tỷ đồng, tiếp theo là VietinBank (1,517 triệu tỷ đồng) và Vietcombank (1,43 triệu tỷ đồng).
Trong nhóm tư nhân, MB dẫn đầu với gần 628.000 tỷ đồng tiền gửi, kế tiếp là Sacombank (566.724 tỷ đồng), ACB (512.124 tỷ đồng), Techcombank (494.954 tỷ đồng), VPBank (475.782 tỷ đồng), SHB (471.799 tỷ đồng), và HDBank (397.019 tỷ đồng).
Ngược lại, BaoVietBank, PGBank, và Saigonbank là 3 ngân hàng có lượng tiền gửi thấp nhất. Ngoài ra, PVComBank, ABBank và Saigonbank là 3 ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm tiền gửi trong 9 tháng đầu năm./.
Tính đến ngày 31/10/2024, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với gần 5,23 tỷ USD (tăng gần 900 triệu USD so với thời điểm cuối tháng 9), chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp 2,38 lần cùng kỳ.
Tại quyết định mới ban hành, Hà Nội duyệt bổ sung danh mục kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh gồm 69 dự án, với tổng diện tích 760,04 ha; trong đó, có nhiều dự án khu đô thị mới với quy mô lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở hơn 500 tỷ đồng tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được phê duyệt từ năm 2009 với mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 5.550 tỷ đồng, kéo dài suốt 15 năm vẫn chưa thể vận hành.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa phát ra thông báo về việc gia hạn đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và Văn Khê, huyện Mê Linh đến 17h ngày 20/11.
TP.HCM ban hành quyết định 101, quy định đường vào chung cư mini phải rộng ít nhất 3,5m mới được xây chung cư mini để đảm bảo xe chữa cháy di chuyển thuận tiện và an toàn đến vị trí nhà ở.
Chỉ trong một tháng qua, thu ngân sách từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước đó.
Khảo sát trên thị trường, có nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất trên 7%, cao nhất là 9,5%/năm, nhưng chủ yếu chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi lớn. Nếu chỉ có dưới 1 tỷ đồng để đi gửi tiết kiệm thì mức lãi suất cao nhất có thể nhận được là 6% chủ yếu ở kì hạn 12-24 tháng.
Với dự án 148 Giảng Võ, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị phối hợp, hoàn thiện hồ sơ thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; thống nhất, trình UBND thành phố giải quyết trước ngày 4/11 để UBND Thành phố quyết định chấp thuận đầu tư trước ngày 15/11/2024.