Thực hiện công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền Điện tử và Chuyển đổi Số, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm 2022, kết quả triển khai cải cách hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng 2 bậc so với năm 2021; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công (SIPAS) tăng 7 bậc so với năm 2021.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đất đai theo hướng cải cách quy trình, thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn 12 ngày (giảm 3 ngày); thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ 30 ngày xuống còn 14 ngày...
Đồng thời, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, rà soát từng thành phần hồ sơ, khâu thực hiện, liên thông hồ sơ, cắt giảm thời gian thực hiện từ 30-50%.
Sở áp dụng hình thức gửi văn bản và giấy mời theo hệ thống thư điện tử; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hoàn thiện và duy trì sử dụng ổn định hệ thống mạng LAN. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính được trang bị, lắp đặt hệ thống camera giám sát hoạt động theo hướng hiện đại. Toàn bộ hồ sơ hành chính giao dịch của tổ chức, công dân được xử lý, lưu vết trên phần mềm, quản lý trên một cơ sở dữ liệu chung.
Về triển khai xây dựng Chính quyền Điện tử, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng bước đầu thực hiện, hình thành phương thức làm việc mới hiện đại, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, Sở đã triển khai phần mềm một cửa dùng chung 3 cấp, xây dựng và cung cấp 6 dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Sở.
Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp; xác định rõ trách nhiệm của trưởng phòng, đơn vị đối với kết quả, nhiệm vụ cải cách hành chính.
Sở yêu cầu các đơn vị sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng, đặc biệt trong việc giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý công việc qua hệ thống thông tin báo cáo và hệ thống quản lý văn bản, điều hành tập trung của thành phố.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại; thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liên thông," tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết công việc liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Đặc biệt, thực hiện "Quy chế phối hợp liên thông giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn Hà Nội" do UBND thành phố vừa ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính liên thông. Các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã và cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn Hà Nội là các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.
Theo Quy chế mới này, thành phố quy định nguyên tắc phối hợp, nội dung công việc, thời gian giải quyết hồ sơ, sự phối hợp liên thông và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính hoặc lấy ý kiến khi giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Các thủ tục hành chính liên thông gồm: chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao…
Thủ tục hành chính liên thông còn bao gồm việc bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hằng năm; gia hạn sử dụng đất ngoài Khu Công nghệ Cao, Khu Kinh tế.
Thùy Chi
"Bịt chặt kẽ hở trong quản lý là việc cần làm ngay, nhưng siết chặt quá mức cần thiết sẽ đẩy người lao động, sinh viên nghèo ra đường khi họ không có điều kiện để ở những căn hộ đáp ứng yêu cầu cao.” – ĐB Hoàng Đức Thắng nêu rõ quan điểm về quản lý chung cư mini.
Các vấn đề trong kinh doanh nhà ở như tiền đặt cọc; nguyên tắc kinh doanh, thanh toán… đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai… đang còn có các phương án khác nhau trong Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cần xin ý kiến đại biểu...
Sáng 28/10, tại khu đô thị Dragon Village, Chủ đầu tư - Công ty Dragon Village và Nhà phát triển Phú Long đã tổ chức Lễ bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho cư dân và khách hàng.
Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Văn Quyết và đồng phạm với nhiều thủ đoạn gian dối đã nâng khống vốn, bán chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của nhà đầu tư liên quan mã chứng khoán của công ty Faros.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo quy định.
Duy trì lợi thế nhờ vị trí và tiềm năng thu hút đầu tư, Khu kinh tế phía Bắc tiếp tục đón nhận làn sóng đầu tư mạnh vào các tỉnh. Đặc biệt, các dự án đầu tư hầu hết thuộc lĩnh vực có giá trị cao, từ đó hỗ trợ trong việc vươn lên chuỗi giá trị của bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục thúc đẩy việc cho vay tín dụng với lĩnh vực bất động sản; Có chính sách khuyến mại tín dụng đặc biệt dành cho các dự án bất động sản khả thi, tiến độ triển khai nhanh…
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có Công văn số 7172/STNMT-VP, báo cáo về tình trạng mạo danh cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường qua điện thoại và mạng xã hội để lừa đảo công dân.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị kỷ luật khiển trách đối với các lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), gồm: ông Dương Quang Thành, Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN; ông Trần Đình Nhân, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc EVN; ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN và 03 lãnh đạo Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.