Số liệu được Cục Thống kê TP.HCM cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024.
Trước đó, trong 7 tháng năm 2024, các khoản thu từ nhà và đất trên địa bàn thành phố đạt 7.941 tỷ đồng, tăng 147,7% so với con số 5.376 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, so với tháng trước đó, trong tháng 8 vừa qua, nguồn thu từ nhà và đất ở TP.HCM đã tăng thêm gần 1.420 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bối cảnh thu từ nhà và đất ở TP.HCM duy trì đà tăng mạnh khi từ 1/8 đến nay, sau khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, hàng nghìn bộ hồ sơ về nhà đất đang bị tắc khâu tính thuế.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, Cục Thuế TP.HCM mới đây đã có văn bản khẩn gửi UBND TP.HCM về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ hai của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này.
Tại văn bản trên, Cục Thuế TP.HCM cho biết, từ ngày 1/8-27/8, cơ quan này tồn đọng hơn 8.800 hồ sơ đang chờ xử lý liên quan đến nghĩa vụ tài chính. Trong đó có 364 hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất, 277 hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, 5.448 hồ sơ chuyển nhượng bất động sản và 2.737 hồ sơ không phát sinh đến nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ...).
Lượng hồ sơ tồn đọng, bị treo này chưa được giải quyết do cơ quan thuế vẫn chờ hướng dẫn cách tính mới, khi Luật Đất đai 2024 và Nghị định 103 có hiệu lực từ 1/8.
Do đó, Cục Thuế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất và có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất...) để cơ quan thuế kịp thời tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8/2024.
Ngoài ra, để tránh tồn đọng hồ sơ, khiếu nại, ảnh hưởng đến nhu cầu thực tế và quyền lợi hợp pháp của người dân, Cục Thuế TP.HCM sẽ báo cáo Tổng cục Thuế về việc giải quyết các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính nêu trên khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân./.
Theo khảo sát, khung lãi suất vay mua nhà tháng 9 tại các ngân hàng thương mại trong nước đang được triển khai trong khoảng 5,5-9,2%/năm, với thời hạn vay lên đến 35 năm.
8 tháng đầu năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 77,6% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất và có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8/2024.
Bước vào tháng 9, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng vẫn chưa dừng lại, nhiều ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn tại các kỳ hạn.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank đã quyết định miễn nhiệm 2 nhân sự cấp cao là bà Nguyễn Thị Gấm và ông Lê Anh Tùng.
Hiện, ngoài 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) mới có thêm 4 ngân hàng thương mại khác (TPBank, VPBank, MBBank, Techcombank) tham gia chương trình.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt.
Nhiều năm trước đây, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng khá mạnh, có nơi trên 50% bởi ngân hàng nào tăng trưởng tín dụng cao thì lợi nhuận cũng nhiều. Thế nhưng những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng hết sức khó khăn, không phải muốn tăng là tăng, theo chuyên gia.
Việc đổ vốn cho vay và “ôm” nhiều tài sản thế chấp là bất động sản khiến cho nợ xấu gia tăng tại nhiều ngân hàng, điều này buộc các nhà băng phải liên tục rao bán tài sản bảo đảm với mức chiết khấu hấp dẫn nhưng thanh khoản cũng không hề dễ.
Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% trong hai năm 2025 và 2026.