Kinh tế Việt Nam khởi sắc trong năm 2024
Sáng 26/8, WB đã công bố báo cáo Điểm lại tháng 8/2024 với chủ đề "Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn". Theo đó, WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% trong hai năm 2025 và 2026, cao hơn đáng kể so với mức 5% của năm 2023.
Dự báo này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, báo cáo của WB chỉ ra rằng, dù có sự phục hồi, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa quay trở lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch.
Dự báo trên đã xét đến hiệu ứng xuất phát điểm cao hơn kể từ nửa cuối năm 2023 với giả định tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo chế biến chững lại trong nửa cuối năm 2024, sau khi phục hồi 16,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2024 và nhu cầu trên toàn cầu dự kiến chững lại năm 2024, nhất là tại Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Đẩy mạnh đầu tư công
Theo báo cáo Điểm lại của WB, ghi nhận nền kinh tế vẫn chưa quay lại lộ trình tăng trưởng như trước đại dịch. Do đó cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng - đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics - vốn đang là những nút thắt cản trở tăng trưởng. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao chất lượng tài sản của các ngân hàng do nợ xấu gia tăng.
Tại buổi họp báo, ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB cho biết, trong nửa đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi.
Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giảm sát các rủi ro trong thị trường tài chính.
Báo cáo chỉ ra những thách thức chính của thị trường vốn, bao gồm tỉ trọng thấp của các nhà đầu tư tổ chức trong cơ cấu nhà đầu tư và đầu tư từ quỹ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) chưa được khai thác đúng mức.
Báo cáo khuyến nghị cần có khung chính sách mạnh mẽ hơn, trong đó BHXH sẽ trở thành một nhân tố chính đẩy mạnh sự phát triển của thị trường vốn.
Các chính sách nhằm tạo điều kiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, kết hợp với những cải cách nhằm nâng cao minh bạch thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ giúp thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong khu vực tài chính là một yếu tố quan trọng góp phần đạt được những mục tiêu đó./.
Hiện có khoảng 2.033 căn hộ chung cư thuộc dự án Khu căn hộ cao tầng thuộc dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp New Town; Tổ hợp khách sạn và căn hộ P.A Tower đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang thế chấp quyền sử dụng đất hoặc dự án hoặc nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án.
Thời gian qua, NHNN đã có nhiều chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp thúc đẩy tín dụng bất động sản, tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn cho các dự án bất động sản. Nhờ vậy, tỷ lệ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản sau 6 tháng đầu năm tại một số ngân hàng như HDBank, Techcombank, VPBank, SHB, MSB, MB, LPBank tăng so với cuối năm 2023.
Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch kiểm tra chuyên đề nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.
Ngay từ đầu tháng 8 tới nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mốc 6% xuất hiện tại nhiều nhà băng.
Trong 7 tháng đầu năm, toàn ngành thuế đã thu hồi được 50.527 tỷ đồng tiền nợ thuế, tăng 26% so với cùng kỳ.
Sau khi các ngân hàng công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, nhiều “đại gia” bất động sản là cổ đông lớn của các ngân hàng đã xuất hiện.
Gần đây, các ngân hàng có sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo khi các "sếp lớn" đồng loạt xin từ nhiệm, đột ngột từ chức.
Mới đây, nhiều ngân hàng đã công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% cổ phần vốn điều lệ trở lên theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, qua đó nhiều cổ đông kín tiếng được báo cáo sở hữu lượng lớn cổ phần các ngân hàng. Đáng chú ý, sau các đợt công bố trên, nhiều gia đình “quyền lực” lắm tiền nhiều của trong các nhà băng dần lộ diện.
Theo thống kê, lĩnh vực được các nhà băng ưu tiên rót vốn nhiều nhất trong thời gian qua là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khác với tổng dư nợ 424.422 tỷ đồng.
Chỉ trong 2 ngày liên tiếp từ 31/7-1/8/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, mã: HDB) đã thu về 5.700 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.