Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons phát đi thông tin báo chí liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Coteccons và CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons. |
Cụ thể, ngày 25/7, Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (CTD) phát đi thông tin báo chí liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Coteccons và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ricons.
Trong thông báo phát đi, Coteccons cho biết hiện tại tổng tài sản của công ty là 20.042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8.236 tỷ đồng, lượng tiền mặt có thể sử dụng lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Công ty Cổ phần xây dựng Coteccons phát đi thông tin báo chí liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Coteccons và CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons.
Coteccons cho biết nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.
Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai Công ty.
“Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý”, thông báo phát đi của Coteccons cho biết.
Theo báo cáo tài chính, Coteccons nợ Ricons 323 tỷ đồng. |
Cũng theo Coteccons, một số dự án công ty làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco. Những nguyên nhân nêu trên dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa hai công ty.
Coteccons cũng cho biết thời điểm hiện tại, công ty đang trong quá trình đấu thầu những dự án rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng.
Do đó, Coteccons đề nghị nhà thầu xây dựng Ricons có tinh thần hợp tác, nhanh chóng cung cấp những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý và xác định giá trị công nợ phát sinh giữa hai bên để không ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu của Coteccons.
Được biết, Coteccons và Ricons từng có thời gian chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, SOL E&C và Boho.
Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ chưa được quyết toán xong. Tương tự, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại một số dự án và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa 2 công ty.
Trong một diễn biến liên quan, được biết, liên danh Hoa Lư (do Coteccons đứng đầu) và liên doanh nhà thầu khác gồm Vinaconex (VCG), CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC); Ricons, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1), Newtecons, Tổng CTCP Xây dựng Hà Nội (HAN),... là 2 trong số 3 liên doanh nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu 5.10 xây dựng sân bay Long Thành có trị giá 35.200 tỷ - đây là một phần trong siệu Dự án Cảng hàng không Sân bay quốc tế Long Thành (tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ) được xem là dự án trọng điểm quốc gia.
Trong khi đó, Công ty CP đầu tư xây dựng Ricons là thành viên của liên danh VIETUR do Tập đoàn Công nghiệp và Thương Mại Xây Dựng IC ISTAS đến từ Thổ Nhĩ Kỳ chính là đơn vị đứng đầu liên danh.
Theo thông báo từ Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ( ACV), 3 nhóm liên danh nộp hồ sơ dự thầu dự án Sân bay Long Thành bao gồm Liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors, Liên danh Hoa Lư và Liên danh VIETUR.
Có thể thấy Ricons và Coteccons nằm ở hai liên danh khác nhau cùng tham gia đấu thầu gói thầu xây dựng sân bay Long Thành có trị giá lên tới 35.200 tỷ đồng.
Hà Anh (tổng hợp)
Liên quan đến những vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, ngày 25/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng của quận đã xử lý được 7/14 công trình vi phạm.
Việc phân định diện tích chung - riêng đã làm bùng lên những mâu thuẫn kéo dài tại nhiều chung cư. Tại một số dự án, ban quản trị do không nắm rõ quy định về luật hoặc đặt lợi ích cá nhân lên trên quyền lợi cư dân đã dẫn đến “cuộc chiến” căng thẳng với chủ đầu tư.
UBND TP. Hà Nội sẽ chấn chỉnh, xử lý những cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tài sản công, nhà đất sai mục đích. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhà, đất sử dụng không đúng mục đích.
Việc điều chỉnh cục bộ này nhằm xây dựng khu đô thị xanh, thông minh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đáp ứng các tiêu chí theo mô hình đô thị các nước phát triển.
Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương được điều động, bổ nhiệm về làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT đề xuất xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động
Dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ; thăm hỏi các gia đình chính sách… đã thành hoạt động thường xuyên của Tập đoàn TNG Holdings Vietnam.
Cho đến thời điểm hiện tại, huyện Đan Phượng đã tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng 17 dự án. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến thực hiện các giải pháp giãn, giảm, gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2023 là khoảng 200 nghìn tỷ đồng; trong đó, miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.