Căn biệt thự Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX, rộng gần 1.000m2 với hai mặt tiền tọa lạc tại khu đất "kim cương" 46 Hàng Bài và 49 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh chụp ngày 22/12/2021.
Được biết, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Viện vùng Thủ đô Paris để nghiên cứu dự án bảo tồn và phát huy giá trị biệt thự này. Ảnh chụp ngày 20/3/2023.
Dự kiến, sau khi hoàn thành việc bảo tồn, sửa chữa và chống xuống cấp, biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài sẽ được khai thác với chức năng là Trung tâm giao lưu văn hoá phố Pháp của Hà Nội. Ảnh chụp ngày 22/12/2021.
Đây cũng là nơi giới thiệu các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một dự án trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị đối với một công trình kiến trúc Pháp cổ. Ảnh chụp ngày 20/3/2023.
Trước đó, sau thời gian hơn 10 năm bỏ hoang, căn biệt thự Pháp cổ này đã xuống cấp nghiêm trọng và phải sử dụng nhiều cột chống đổ. Ảnh chụp ngày 22/12/2021.
Diện mạo căn biệt thự thay đổi sau khi được trùng tu. Ảnh chụp ngày 20/3/2023.
Công trình bảo tồn nhà biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài được UBND quận Hoàn Kiếm giao Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội làm chủ đầu tư dự án.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, dự án được triển khai với quy mô bảo tồn, phục hồi công trình dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ không làm ảnh hưởng đến giá trị công trình theo hướng bố trí công năng toà nhà tôn trọng nguyên gốc, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với định hướng sử dụng làm Trung tâm giao lưu văn hoá phố cũ.
Công nhân đang thi công trùng tu ngôi biệt thự.
Hàng rào xung quanh ngôi biệt thự được xây mới.
Đây là một trong những căn biệt thự vô giá còn sót lại của Hà Nội. Ngoài giá trị lịch sử, kiến trúc độc đáo, căn biệt thự còn được giới kinh doanh ước tính giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng theo giá thị trường.
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam hy vọng có thể hỗ trợ quận Hoàn Kiếm tổ chức các hoạt động và để khai thác công trình này một cách hiệu quả sau khi trùng tu thành công.
Trong số 9 công trình không phép mọc ở Cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vừa được Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.Hà Nội xử lý dứt điểm có nhiều công trình hiện đang bỏ hoang, có những công trình “khủng” xây theo kiểu biệt phủ để ở.
Dự án VietinBank Tower được khởi công vào tháng 10/2010. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm, dự án vẫn đang dang dở, chưa thể hoàn thiện.
Dự án nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.
Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.
Hiện tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng sau nhiều thập kỷ đưa vào sử dụng. Tiêu biểu là khu tập thể 5 tầng tại phường Nghĩa Đô, nơi này xuất hiện tình trạng bong tróc, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Được xây dựng với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỷ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô.
Đường Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều đoạn thuộc tuyến Vành đai 2,5 vẫn nằm ngổn ngang sau một thời gian dài dự án bị chậm tiến độ.
Chính quyền cấm hoạt động kinh doanh cà phê trên phố đường tàu (Hà Nội), nhưng hàng ngày vẫn có cả trăm lượt du khách tới khu vực này để đi bộ và chụp ảnh check-in.
Thời tiết Hà Nội những ngày này có mưa phùn và trời nồm ẩm, tạo thành một lớp sương mù dày đặc khiến các tòa nhà cao tầng không thể nhìn thấy từ xa.
Sáng ngày 07/02/2023, chủ đầu tư dự án Hanoi Melody Residences đã tổ chức sự kiện khai xuân – Xuân mê ly cùng Hanoi Melody, đánh dấu bước khởi đầu cho một năm mới nhiều khởi sắc và thành công.