Dự án xử lý nhà máy rác nhiệt phân plasma Đông Anh có tổng diện tích 88.514m2 thuộc địa bàn xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong đó, khu A có diện tích 87.453m2 để thực hiện dự án đầu tư Khu xử lý rác thải; Khu B có diện tích 1.061m2 nằm trong chỉ giới mở đường theo quy hoạch, không xây dựng công trình, khi Nhà nước thu hồi phải bàn giao lại theo quy định.
Chủ đầu tư nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma Đông Anh là Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang.
Theo văn bản báo cáo của UBND huyện Đông Anh gửi UBND TP Hà Nội, đến cuối tháng 9/2022, nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh mới được chủ đầu tư (Công ty CP Đầu tư Thành Quang) hoàn thành xây dựng một số hạng mục theo quy hoạch tổng thể như: hệ thống sơ tuyển rác, hệ thống ủ rác, sấy rác, lò đốt plasma, hệ thống xử lý khói thải, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và xử lý mùi, hệ thống điều khiển…
Nếu đi vào hoạt động, nhà máy này có công suất đốt 500 tấn rác/ngày. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải cho bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) khi xử lý được toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh và một số khu vực lân cận.
Sau nhiều lần điều chỉnh tiến độ, đến thời điểm này dự án nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh mới chỉ hoàn thành vài hạng mục cơ bản và chưa thể đưa vào hoạt động. Nguyên nhân do vướng mắc vấn đề khó khăn về tài chính của doanh nghiệp, vướng mắc trong điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư để xử lý rác thải nguy hại, một nguyên nhân nữa là do phát sinh mâu thuẫn với nhà thầu cung cấp dây chuyền công nghệ.
Ghi nhận thực tế, nhiều hạng mục vẫn chưa được thi công. Bên trong nhà máy, các hạng mục và thiết bị đều nằm trơ trọi, máy móc phủ bụi xuống cấp gần như không có người trông coi.
Việc dự án chậm tiến độ và không được đưa vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân cũng như tốn kém, lãng phí về mặt kinh tế.
Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên Chất lượng và cuộc sống ghi nhận:
Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.
Hiện tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng sau nhiều thập kỷ đưa vào sử dụng. Tiêu biểu là khu tập thể 5 tầng tại phường Nghĩa Đô, nơi này xuất hiện tình trạng bong tróc, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Được xây dựng với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỷ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô.
Đường Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều đoạn thuộc tuyến Vành đai 2,5 vẫn nằm ngổn ngang sau một thời gian dài dự án bị chậm tiến độ.
Chính quyền cấm hoạt động kinh doanh cà phê trên phố đường tàu (Hà Nội), nhưng hàng ngày vẫn có cả trăm lượt du khách tới khu vực này để đi bộ và chụp ảnh check-in.
Thời tiết Hà Nội những ngày này có mưa phùn và trời nồm ẩm, tạo thành một lớp sương mù dày đặc khiến các tòa nhà cao tầng không thể nhìn thấy từ xa.
Sáng ngày 07/02/2023, chủ đầu tư dự án Hanoi Melody Residences đã tổ chức sự kiện khai xuân – Xuân mê ly cùng Hanoi Melody, đánh dấu bước khởi đầu cho một năm mới nhiều khởi sắc và thành công.
Khoảng 10.000 cây hoa hồng được trồng làm tiểu cảnh trang trí tại khu vực hạ rào công viên Thống Nhất trên đường Trần Nhân Tông (Hà Nội).
Những ngày này, hàng trăm cây hoa kèn hồng trên nhiều tuyến đường ở TPHCM lại đua nhau nở rộ, khoe sắc làm nao lòng người đi đường.
Tối 1/2 (11 tháng Giêng, Âm lịch), người dân làng An Định lại tổ chức lễ hội xin đỏ đầu năm.