Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2024 / 20:17

Muốn tạo điểm nhấn, “đất vàng” xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang nhiều năm gần Hồ Gươm gây bức xúc

Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.

Muốn tạo điểm nhấn | “đất vàng” xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang nhiều năm gần Hồ Gươm gây bức xúc |

Muốn tạo điểm nhấn, “đất vàng” xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang nhiều năm gần Hồ Gươm gây bức xúc

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

Tháng 12/2022, tại phiên chất vấn HĐND TP. Hà Nội, đại biểu Lê Kim Anh đề nghị thành phố yêu cầu chủ đầu tư sớm thực hiện xây dựng công trình trên khu "đất vàng" 31, 33 và 35 Lý Thường Kiệt. Cùng với đó, đại biểu đề nghị công trình trên khu đất này phải đảm bảo quy hoạch kiến trúc theo quy định.

Trước đó, tháng 2/2022, khi chất vấn về công tác giám sát đầu tư đối với dự án chậm triển khai tại phiên họp của HĐND TP.Hà Nội, Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (quận Tây Hồ) cho biết, dự án "đất vàng" tại số 31, 33, 35 Lý Thường Kiệt chỉ cách Hồ Gươm vài trăm mét, với diện tích gần 2.300 m2 được UBND TP quyết định giao đất từ năm 2015. Tuy nhiên, khu vực này quây tôn. Đại biểu đề nghị các sở, ngành cho biết dự án này và các dự án khác được giám sát như thế nào khi đến nay vẫn chậm tiến độ, chưa triển khai, trách nhiệm của của các đơn vị có liên quan là như thế nào?

Trả lời chất vấn của đại biểu tháng 12/2022, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, khu đất trên có tổng diện tích 2.245m2. Theo ông Tuấn, đây là địa điểm rất đặc biệt, có 3 mặt phố đó là Lý Thường Kiệt – Hàng Bài – Vọng Đức. Khu đất này đang thuộc quyền sử dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Theo ông Tuấn, chủ đầu tư của dự án này đề xuất xây dựng trụ sở Ngân hàng SHB theo quy mô khoảng 45m, tương đương hơn 13 tầng. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết, theo quy hoạch khu vực này không được xây quá 8 tầng. Thế nhưng, chủ đầu tư mong muốn đảm bảo quy mô trụ sở nên muốn xây dựng như đề xuất. 

 Ông Dương Đức Tuấn cho biết, trong các năm 2017 - 2018, UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Ngân hàng SHB xây dựng trụ sở ở khu đất trên với quy mô cao trên 13 tầng. Sau đó, Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản giao nhiệm vụ cho UBND TP Hà Nội phải thống nhất với Bộ Xây dựng và chủ đầu tư dự án. Theo ghi nhận, hiện bên trong khu đất là một bãi gửi xe

Từ năm 2020, Sở QHKT đã báo cáo UBND thành phố về 2 phương án kiến trúc xây dựng ở khu đất trên. Cụ thể, nếu triển khai theo phương án "điểm nhấn" sẽ phải nghiên cứu thiết kế đô thị tuyến phố Lý Thường Kiệt. Còn nếu chủ đầu tư xây dựng công trình ngay thì phải tuân theo quy hoạch kiến trúc, không được cao quá 8 tầng. 

Theo ông Tuấn, chủ đầu tư - Ngân hàng SHB đề nghị theo phương án ‘điểm nhấn’. Vì thế, UBND TP giao nhiệm vụ cho Sở QHKT và quận Hoàn Kiếm nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế đô thị từ tháng 1/2021. Dự kiến, sớm nhất phải quý II/2023 mới có đồ án thiết kế. Trên cơ sở quy mô quy hoạch kiến trúc mới xác định được quy mô vào năm 2024. Còn nếu không được cao hơn, công trình tuân thủ theo quy hoạch, căn cứ vào đó triển khai chủ trương đầu tư.

Trong khi đó, theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh, về việc lập đồ án, sở đã hướng dẫn làm song song, nhưng chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ nên chưa biết quy mô, diện tích cụ thể ra sao.

Về thiết kế đô thị của tuyến phố Lý Thường Kiệt, ông Trúc Anh cho biết,kể cả thiết kế đô thị xuống 3 tầng cũng phải chấp nhận. "Hiện cũng còn nhiều vấn đề băn khoăn, cao không phải là điểm nhấn. Đặc thù góc phố đó đẹp, phải hài hòa với không gian thế nào" - lãnh đạo sở nói.

Hiện sau nhiều năm được giao đất, dự án vẫn quay tôn bỏ hoang cách Hồ Hoàn Kiếm - một địa chỉ văn hóa của Thủ đô chỉ vài bước chân không chỉ gây bức xúc cho người dân khu vực mà còn gây bức xúc cho nhiều đại biểu HĐND TP.Hà Nội.

Theo bản đồ phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai đến năm 2030 quận Hoàn Kiếm, khu đất này có ký hiệu TMD chỉ loại đất phục vụ mục đích kinh doanh và xây dựng các công trình phục vụ mục đích kinh doanh thương mại.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/muon-tao-diem-nhan-dat-vang-xay-tru-so-ngan-hang-shb-bo-hoang-nhieu-nam-gan-ho-guom-gay-buc-xuc-1912.htm

Tin liên quan