Ngày 13/4/2020, một ngân hàng triển khai Thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng thời hạn 15 năm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD).
Kể từ đó đến nay, FWD chưa từng hết thua lỗ.
FWD gia nhập thị trường Việt Nam sau khi mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam vào tháng 06/2016. |
FWD là tập đoàn bảo hiểm thuộc tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG) được thành lập tại châu Á vào năm 2013. FWD gia nhập thị trường Việt Nam sau khi mua lại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam vào tháng 06/2016.
FWD hoạt động tại Hồng Kông, Macau, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam, cung cấp các dịch vụ về bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm cho người lao động tại các thị trường trên.
Theo báo cáo tài chính tóm tắt sau kiểm toán năm 2022 của FWD, năm 2022, công ty ghi nhận 1.684 tỷ đồng lỗ sau thuế, tăng mạnh so với con số lỗ 1.053 tỷ đồng của năm 2021.
Trong năm 2022, công ty thua lỗ nặng khi Tổng chi phí có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn Tổng doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2022 của FWD đạt 6.584 tỷ đồng, tăng 2.345 tỷ đồng, tương đương 55,3% so với năm 2021. Thế nhưng, Tổng chi phí lại tăng 2.976 tỷ đồng, tương đương 56,2% lên 8.268 tỷ đồng.
Cần phải nhấn mạnh, trong năm “bản lề” 2020 (vì tham gia kênh bancass), FWD thua lỗ kỷ lục, lên đến 1.703 tỷ đồng. Thua lỗ tăng sốc dù Tổng doanh thu đạt 2.692 tỷ đồng, tăng 1.276 tỷ đồng, tương đương 90,1% so với năm 2019 – thời điểm FWD chưa hợp tác với ngân hàng. Trước đó, công ty này đã chìm trong thua lỗ suốt thời gian rất dài.
Trong giai đoạn 2015-2019, FWD ghi nhận các khoản lỗ 62 tỷ đồng, 120 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 760 tỷ đồng và 754 tỷ đồng. Vì vậy, tại ngày 31/12/2022, FWD có 6.926 tỷ đồng Lỗ lũy kế.
Có thể thấy, kể từ khi hợp tác với ngân hàng, Công ty bảo hiểm FWD ghi nhận doanh thu đột phá, tăng từ 1.416 tỷ đồng của năm 2019 lên 6.584 tỷ đồng của năm 2022. Thế nhưng, kết quả là, công ty vẫn tiếp tục ghi nhận đà thua lỗ ngàn tỷ.
Hà Thành