Khúc mắc công nợ giữa Nhà thầu chính và Nhà thầu phụ
Theo phản ánh của Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV – Xí nghiệp Đầu tư xây dựng Đô Thành (gọi tắt là CSAMCO), ngày 20/5/2015, Công ty Cổ phần Tổng hợp Thế Giới Xanh (Nhà thầu chính) và CSAMCO (Nhà thầu phụ) ký kết hợp đồng nhận thi công xây lắp hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án Khu đô thị Năm Sao – Giai đoạn 1 - 2 (39,5 ha), tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao làm chủ đầu tư.
CSAMCO căng băng rôn tố cáo Công ty Cổ phần Tổng hợp Thế Giới Xanh (thành viên Tập đoàn Quốc tế Năm Sao) “chây ì” trả nợ. |
Giá trị hợp đồng ban đầu được xác định là 59 tỷ đồng, nhưng trong quá trình triển khai thi công, do phát sinh khối lượng công việc nên 2 bên đã tiến hành điều chỉnh hợp đồng bằng các phụ lục hợp đồng, qua đó, tăng giá trị hợp đồng từ 59 tỷ đồng lên thành 62,9 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh thời gian hoàn thành hợp đồng từ 300 ngày (tương đương 10 tháng) lên thành 18 tháng (đến hết ngày 30/11/2016).
Sau 2 năm thi công, ngày 29/5/2017, công trình chính thức hoàn thành và được các bên gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao (Chủ đầu tư), Công ty CP Tổng hợp Thế Giới Xanh và CSAMCO ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
Hơn 1 năm sau (14/6/2018), các bên tiếp tục ký biên bản xác nhận hết bảo hành công trình. Biên bản này là cơ sở xác nhận kết thúc thời hạn bảo hành công trình cho đơn vị xây lắp để làm thủ tục thanh quyết toán chi phí bảo hành công trình theo hợp đồng.
Lúc này, mọi công việc giữa các bên vẫn diễn ra bình thường, phía Công ty Thế Giới Xanh cũng đã thanh toán cho CSAMCO số tiền hơn 24 tỷ đồng trong tổng số 46,5 tỷ đồng (theo giá trị nghiệm thu thực tế). Thế nhưng, sự việc bắt đầu nảy sinh kể từ khi khoản công nợ còn lại bị chậm thanh toán.
Theo bản đối chiếu công nợ được các bên xác nhận đến ngày 28/2/2022, phía Công ty Thế Giới Xanh chỉ mới thanh toán được hơn 28,5 tỷ đồng và còn nợ gốc gần 18 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt theo hợp đồng)
Theo quy định trên hợp đồng có nêu rõ: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Bên B (CSAMCO) thi công hoàn thành và bàn giao công trình cho Bên A (Công ty Thế Giới Xanh) và được chủ đầu tư chấp thuận công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; đồng thời cung cấp chứng thư bảo lãnh bảo hành công trình tương ứng 5% giá trị quyết toán, thời gian bảo hành là 12 tháng, thì Bên A sẽ tiến hành thanh toán cho Bên B hết số tiền còn lại theo hồ sơ quyết toán.
Thậm chí, tại Biên bản họp giữa các bên liên quan vào ngày 20/5/2015 (cùng thời điểm các bên ký hợp đồng), chủ đầu tư còn cam kết: Trường hợp CSAMCO đáp ứng đầy đủ điều kiện về tiến độ và chất lượng thi công mà Công ty Thế Giới Xanh không đáp ứng được tiến độ thanh toán theo đúng các điều khoản của hợp đồng thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao sẽ là đơn vị trực tiếp giải ngân theo tiến độ của hợp đồng. Giá trị giải ngân sẽ được trừ vào giá trị tương ứng của hợp đồng giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm sao và Công ty Thế Giới Xanh đã ký.
Biên bản họp giữa các bên liên quan, trong đó có ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Năm Sao (chủ đầu tư dự án) ký. |
Nói là vậy, nhưng theo phản ánh của CSAMCO cho biết, cam kết này sau đó đã không được chủ đầu tư thực hiện.
“Dự án Khu đô thị Năm Sao (giai đoạn 1 – 2) do chúng tôi thi công đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều nay năm, chủ đầu tư cũng đã bán các sản phẩm bất động sản tại dự án này nhưng không hiểu ký do vì sao tiền công nợ của chúng tôi thì lại không trả. Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị, thậm chí bằng nhiều biện pháp, nhưng cả Năm Sao và Thế Giới Xanh vẫn “chây ì” không thanh toán”, đại diện CSAMCO bức xúc cho hay.
Sau nhiều lần thu hồi công nợ bất thành, mới đây, CSAMCO đã làm đơn tố cáo Công ty Thế Giới Xanh và Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao đến nhiều cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, thậm chí khởi kiện ra Tòa để đòi quyền lợi.
Không tìm được tiếng nói chung
Liên quan đến khoản công nợ nói trên, ngày 31/3/2023, Công ty Thế Giới Xanh có công văn phản hồi CSAMCO về vụ việc. Tại văn bản này, Công ty Thế Giới Xanh có giải bày cho biết: Giai đoạn vừa qua, do dịch bệnh COVID-19 kéo dài dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn… các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không có nguồn thu do không bán được hàng, kéo theo các đơn vị liên quan như Công ty Thế Giới Xanh không có nguồn thu để thanh toán các khoản nợ.
Biên bản đối chiếu công nợ được các bên xác nhận đến ngày 28/2/2022, phía Công ty Thế Giới Xanh chỉ mới thanh toán được hơn 28,5 tỷ đồng và còn nợ gốc gần 18 tỷ đồng. Tính cả lãi phạt chậm theo hợp đồng thì Công ty Thế Giới Xanh còn nợ CSAMCO hơn 32 tỷ đồng. |
Còn về khoản công nợ giữa 2 bên, Công ty Thế Giới Xanh cho rằng dư nợ gốc tính đến ngày 29/3/2023 chỉ còn hơn 14,3 tỷ đồng. Công ty Thế Giới Xanh cũng đưa ra đề xuất, sẽ cố gắng huy động mọi nguồn lực để tiếp tục thanh toán hàng tháng cho CSAMCO số tiền tối thiểu là 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó đã không được CSAMCO chấp nhận.
Đến ngày 10/4, sau khi 2 bên có nhiều văn bản trao đổi qua lại, phía Công ty Thế Giới Xanh tiếp tục đưa ra đề xuất thanh toán với lộ trình như sau: Từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2023, mỗi tháng sẽ tháng toán tối thiểu 300 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ thanh toán hết trong năm 2024.
Nhưng một lần nữa CSAMCO không đồng ý, đồng thời yêu cầu Công ty Thế Giới Xanh phải thanh toán dứt điểm số tiền phải trả tính đến ngày 31/3/2023 là 30,8 tỷ đồng. Lý do CSAMCO không chấp thuận đề xuất trên là do Công ty Thế Giới Xanh cam kết quá nhiều lần mà không thực hiện nên “không còn giá trị niềm tin”.
“Nếu trả 300 triệu/tháng thì phải mất 8 - 9 năm mới thu hồi xong; Trong khi áp lực kinh doanh, trả lương công nhân viên và là doanh nghiệp Nhà nước nên chịu trách nhiệm là rất lớn”, đại diện CSAMCO lý giải thêm về việc không chấp thuận đề xuất của phía Thế Giới Xanh.
Mặc dù có hàng nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng, nhưng nhiều năm qua, báo cáo tài chính của EVNCPC vẫn cho thấy, giai đoạn 2017 – 2021, doanh nghiệp đang phải trả nợ lương, thưởng cho người lao động cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2023, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm lần lượt 14,5% và 90,2% so với năm trước.
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House, mã chứng khoán TDH) đã có công văn gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và cổ đông trong đó có nội dung kiến nghị Cục thuế TP.Hồ Chí Minh ngừng các biện pháp cưỡng chế về thuế.
Theo kế hoạch, Vietjet sẽ phát hành 20.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/ trái phiếu.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, có 55,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo công bố của HNX sáng nay (29/5), trong năm 2022, Tập đoàn Nam Cường lãi 1.168 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2021.
Hai dự án này gồm: Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm và dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia cùng ở Đông Anh (Hà Nội)
Công ty Cổ phần Fuji Nutri Food (Fuji Nutri Food) có văn bản gửi đến Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và trái chủ, công bố thông tin bất thường về việc tiếp tục chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, mã chứng khoán: DXS) vừa cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT và Thành viên Ủy ban Kiểm toán của ông Dương Văn Bắc.
Theo bản công bố của HNX ngày 24/5, trong năm 2022, Bất động sản Đà Lạt Valley lỗ sau thuế hơn 93,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 631 triệu đồng.