Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (IBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với kết quả kinh doanh ảm đạm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Cụ thể, trong quý cuối năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần âm 45,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng âm hơn 81 tỷ đồng, nên Apax Holdings vẫn có lãi gộp 36 tỷ đồng trong quý. Dù vậy, kết quả này đã giảm 66% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý 4/2022, doanh thu tài chính của công ty cũng báo số âm 42 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính lên tới gần 90 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (phần lớn số tăng đến từ chi phí lãi vay phải trả).
Về tình hình tài chính, cuối quý 4/2022, tổng tài sản của công ty đạt 4.597 tỷ đồng giảm 1% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền khoảng 737 tỷ đồng tăng 6% so với đầu năm.
Dù được hoàn nhập gần 85 tỷ đồng chi phí bán hàng trong quý, Apax Holdings vẫn phải chi gần 81 tỷ đồng để trả chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết quả đơn vị này ghi nhận mức lỗ sau thuế gần 93 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 87 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2022, công ty đạt 1.336 tỷ đồng doanh thu tăng 35% so với năm trước. Lỗ ròng 87 tỷ đồng trong khi năm trước lãi 11 tỷ đồng, đây mức lỗ cao nhất của công ty từ trước tới nay.
Năm 2022, Apax Holdings đặt kế hoạch doanh thu 2.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 141 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới hoàn thành 61% mục tiêu doanh thu.
Tính đến cuối năm 2022, công ty có tổng tài sản gần 4.596 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 2.463 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo tài chính của Apax Holdings cho biết công ty hiện vẫn có khoản tiền mặt đạt xấp xỉ 700 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Nếu tính cả khoản tương đương tiền, giá trị khoản mục này của công ty là gần 737 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ phải trả của Apax Holdings đến cuối năm cũng lên tới 3.076 tỷ đồng, tăng so với đầu năm. Trong đó tổng vay và nợ thuê tài chính là 1.915 tỷ đồng (cả ngắn hạn và dài hạn)
Tại ngày 31/12/2022, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 67% xuống 100 tỷ đồng do cuối kỳ không ghi nhận khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (200 tỷ đồng) như đầu năm. Còn khoản đầu tư dài hạn lại tăng 11% lên 655 tỷ đồng, chủ yếu từ khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (658 tỷ đồng).
Apax Holdings là tập đoàn đầu tư đa ngành, lĩnh vực cốt lõi hiện tại là giáo dục. Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn là ông Nguyễn Ngọc Thủy, thường được nhắc đến với tên Shark Thủy.
Tính đến cuối năm 2022, Apax Holdings có 3 công ty con và một công ty liên kết. Cụ thể, công ty liên kết là CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng giáo dục Apax (33,33%).
Ba công ty con là CTCP Anh Ngữ Apax (66,36%); CTCP Phát triển Giáo dục Igarten (51,2%); CTCP Trường liên cấp Firbank Australia (99,35%).
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Apax Holdings là khoản phải thu ngắn hạn, khoảng 1.590 tỷ đồng. Trong đó, công ty phải trả trước cho người bán 163 tỷ đồng và 1.275 tỷ đồng là khoản thu ngắn hạn khác.
Thời gian gần đây, chuỗi Anh ngữ Apax Leaders liên tục vướng lùm xùm sau khi bị phụ huynh ở một số tỉnh thành "tố" trung tâm Anh ngữ không hoàn trả học phí cho phụ huynh, đóng cửa không thông báo lý do…... Nhiều phụ huynh đã đề nghị Apax English hoàn trả hàng tỷ đồng tiền học phí khi không thực hiện đúng cam kết đào tạo.
Sau khi mở rộng ồ ạt tại nhiều địa phương, Apax Leaders phải đối mặt với các vấn đề chất lượng dạy học, chậm trả lương, nợ lương giáo viên, không thể tổ chức khóa học.
Ông Nguyễn Ngọc Thủy thừa nhận những vấn đề trên đang là tồn tại của Apax English và lãnh đạo Apax English đang phối hợp với Apax Holdings để có phương án xử lý phù hợp.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã thành lập đoàn thanh tra để thực hiện thanh tra hệ thống tiếng Anh Apax Leaders trên địa bàn thành phố. Trong 41 trung tâm của hệ thống Anh ngữ Apax Leaders tại TP.HCM chỉ còn một địa điểm đang hoạt động, các trung tâm khác đã niêm phong, đóng cửa.
Theo Novaland, phương án đề xuất này đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp với định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ.
Theo công bố, đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.
Tính đến ngày 17/2, Novaland chưa thanh toán lãi 26,5 tỷ đồng đối với lô NVLH2224005; chưa thanh toán lãi hơn 53 tỷ đồng và gốc 1.000 tỷ đồng đối với lô NVLH2123009.
Chỉ trong khoảng 3 tháng trở lại đây, do gặp khó về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp liên quan đến Novaland đã không thể trả lãi trái phiếu đúng hạn.
Cả năm 2022, Minh Phú thu về gần 16.426 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 830 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 21% và 29% so với năm 2021.
FLC gửi lời xin lỗi chân thành và kính mong quý cổ đông thông hiểu cho những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt; đồng thời nhấn mạnh: Dù cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE thì cổ đông vẫn "đương nhiên và chắc chắn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi...
Mặc dù huy động được 177 tỷ đồng từ nhà đầu tư để bổ sung vốn lưu động nhưng DIC Holding công bố lợi nhuận sau thuế năm 2022 chỉ 253 triệu đồng, giảm 99,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2023, bất động sản là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất với 37,6% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu, tương đương 102.570 tỷ đồng (+76,0%); trong đó, doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất là Novaland với 14.476 tỷ đồng.
Ông Bolat Duisenov ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Coteccons 5/10/2020 để thay thế ông Nguyễn Bá Dương và từ đó, lợi nhuận doanh nghiệp teo tóp, cổ phiếu giảm sâu.
Sau khi tạm đình chỉ, hôm nay (14/2), Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức ra quyết định huỷ niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC.