Ảnh minh họa |
Đại dịch Covid-19 khiến toàn nền kinh tế lao đao. Bất động sản là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng chưa dừng lại ở đó, những sai phạm nghiêm trọng trên thị trường trái phiếu đã “đóng cửa” kênh huy động vốn này khiến bất động sản khó khăn gấp bội.
Nhiều ông lớn bất động sản “cạn” dòng tiền. Để sống sót, nhiều đơn vị mạnh tay sa thải. Cùng với đó là cắt lương thưởng. Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mck: DXG) là một trong số đó.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên sau soát xét năm 2023, tại ngày 30/6/2023, Đất Xanh chỉ còn 2.390 người, giảm 1.383 người, tương đương 36,7% so với cuối năm 2022. Còn so với cuối năm 2019 – thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quy mô nhân sự tại Đất Xanh giảm 1.829 người, tương đương 43,4%.
Như vậy, gần 2.000 nhân sự tại Đất Xanh đã mất việc kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Cùng với việc mạnh tay sai thải nhân sự là mạnh tay cắt giảm lương.
Cụ thể, Đất Xanh không công bố quỹ lương nhưng dựa vào từng hoạt động riêng lẻ, có thể thấy Tập đoàn thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” rất chặt chẽ.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Chi phí bán hàng tại Đất Xanh giảm rất sâu, từ 535 tỷ đồng xuống 186 tỷ đồng. Trong đó, Chi phí lương giảm 166 tỷ đồng, tương đương 75,5% so với cùng kỳ năm trước xuống 54 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 444 tỷ đồng xuống 193 tỷ đồng. Trong đó, Chi phí lương giảm 131 tỷ đồng, tương đương 56,5% xuống 101 tỷ đồng.
Không chỉ nhân viên bị giảm lương, dàn lãnh đạo cũng hao hụt thu nhập đáng kể.
Trong nửa đầu năm 2023, Tổng giám đốc Đất Xanh chỉ nhận 1,44 tỷ đồng, giảm 560 triệu đồng, tương đương 28% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trung bình mỗi tháng, vị lãnh đạo này nhận 240 triệu đồng.
Với tỷ lệ 28%, mức độ giảm lương trong 6 tháng đầu năm của Tổng giám đốc Đất Xanh thấp hơn rất nhiều so với con số giảm 75,5% của bộ phận bán hàng và 56,5% của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Các thành viên quản lý khác chỉ nhận 5,8 tỷ đồng, giảm 4,1 tỷ đồng, tương đương 41,4%.
Động thái sa thải nhân sự, cắt giảm lương đến từ việc hoạt động kinh doanh kém sắc, dòng tiền hao hụt mạnh. Dòng tiền “cạn” đến mức chỉ 178 triệu đồng mua tài sản, Tập đoàn cũng phải đi vay.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, Đất Xanh ghi nhận doanh thu giảm 2.268 tỷ đồng, tương đương 67,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù nỗ lực cắt giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng Tập đoàn vẫn chứng kiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 39,9 tỷ đồng, giảm 630,6 tỷ đồng, tương đương 94%.
Doanh thu và lợi nhuận cùng sụt giảm nên Đất Xanh gặp khó, dòng tiền âm nặng. Tại ngày 30/6/2023, Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Tập đoàn là âm 464 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 253 tỷ đồng cuối kỳ năm trước.
Một trong những nguyên nhân khiến Đất Xanh âm nặng dòng tiền một cách khó hiểu chính là việc dù khó khăn nhưng Đất Xanh vẫn dành 919 tỷ đồng cho vay, gửi tiết kiệm, tăng mạnh so với con số 682 tỷ đồng.
Cụ thể hơn, tại ngày 30/6/2023, Đất Xanh ghi nhận 1.717 tỷ đồng Phải thu về cho vay ngắn hạn. Chi quá nhiều tiền để cho vay nên dòng tiền của Đất Xanh ngày càng bấp bênh hơn, Tập đoàn phải tăng cường đi vay.
Hồi cuối quý 2/2023, Vay ngắn hạn tại Đất Xanh lên tới 3.008 tỷ đồng, tăng 2.012 tỷ đồng, tương đương 99,5% so với cùng kỳ năm trước. Vay dài hạn giảm nhưng vẫn là con số rất cao, lên đến 3.019 tỷ đồng.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong khối nợ 6.027 tỷ đồng, Đất Xanh có những khoản vay trị giá trăm tỷ đồng, ngàn tỷ đồng nhưng cũng có những khoản vay trị giá chỉ vài trăm triệu đồng.
Hồi cuối quý 2/2023, Đất Xanh ghi nhận khoản vay dài hạn trị giá chỉ 250 triệu đồng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vương (VPBank). Mục đích của khoản vay là mua tài sản. Tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải.
Ngoài ra, Đất Xanh còn có khoản vay 172 triệu đồng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Mục đích của khoản vay cũng là mua tài sản và tài sản đảm bảo vẫn là phương tiện vận tải.
P.V
Mặc dù là thành viên của Vietur, liên danh vừa trúng gói thầu 35.000 tỷ đồng ở sân bay Long Thành nhưng Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) có tình hình tài chính kém sắc. Trong suốt thời gian dài, dù phải bán tài sản nhưng CC1 vẫn cho công ty vốn 8 tỷ đồng vay hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp bất động sản như NVL, PDR, DXG…, các ngân hàng TCB, LPB, SHB, VPB, MSB… cũng được cho là sẽ hưởng lợi lớn từ quyết định ngưng thi hành một số quy định “cấm cho vay” tại Thông tư 06.
Tổng số tiền mua lại trước hạn trái phiếu trên được doanh nghiệp này chi rải rác từ đầu năm đến nay.
6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này lãi 958 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu lên đến 111%.
Hiện DXG đang sở hữu khoảng 60% vốn điều lệ tại DXS và dự kiến nhận chuyển nhượng để nâng tỷ lệ sở hữu lên khoảng 66%, tương ứng số cổ phiếu chuyển nhượng là 27,5 triệu đơn vị.
Công ty Sen Vàng của “trùm hoa hậu” Phạm Thị Kim Dung gắn liền với nhiều cuộc thi hoa hậu. Điểm nhấn của công ty không phải doanh thu 2 năm vượt mốc ngàn tỷ mà chính là nợ thuế tăng gấp rưỡi, cả bà chủ và công ty đều tăng cường vay nợ. Bên cạnh đó, Sen Vàng từng có vốn góp của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Đây là mức lãi suất gần như thấp nhất thị trường khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đang phải trả lãi với mức 12-14%/năm cho các đợt phát hành trái phiếu.
Sau khi hợp tác với ngân hàng thông qua kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), FWD bất ngờ ghi nhận khoản lỗ kỷ lục trong năm 2020. Chưa dừng lại ở đó, 2 năm tiếp theo, FWD tiếp tục thua lỗ ngàn tỷ, nâng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 lên 6.926 tỷ đồng.
Sau 3,5 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Novaland chứng kiến quy mô nhân sự giảm hơn 40%, nợ tăng gần gấp ba lên lên 8,93 tỷ đô la. Đáng chú ý, sau khi cổ đông lớn liên tục bị giải chấp, không loại trừ khả năng Novaland sẽ xuất hiện các ông chủ
Hiện doanh nghiệp này còn 5 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 2.400 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này đều được phát hành trong năm 2021 và sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2024 - 2028.