Ảnh minh họa.
Một trong những thông tin được chú ý nhất trong thời gian này chính là gói thầu 35.000 tỷ đồng ở sân bay Long Thành đã tìm được nhà thầu chiến thắng. Đó là liên danh Vietur. Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) là một trong các thành viên của Vietur nên CC1 được tin rằng có sức khỏe tài chính rất tốt.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh của CC1 bộc lộ một số vấn đề trong vài năm gần đây. Cùng với đó, công ty mạnh tay cắt giảm nhân sự kể từ đại dịch Covid-19 xuất hiện. Đáng ngạc nhiên ở chỗ, trong bối cảnh đó, CC1 vẫn cho công ty có vốn điều lệ chỉ 8 tỷ đồng vay tới hàng trăm tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, CC1 chứng kiến Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đáng kể, giảm 985 tỷ đồng, tương đương 35,6% so với cùng kỳ năm 2022 xuống 1.782 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán vẫn ở mức cao nên Lãi gộp của CC1 giảm nhẹ từ 191 tỷ đồng xuống 163 tỷ đồng. Vì vậy, CC1 nỗ lực thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 50,2 tỷ đồng, tương đương 35,9% xuống 89,8 tỷ đồng; Chi phí bán hàng giảm mạnh từ 14,6 tỷ đồng xuống chỉ còn 391 triệu đồng; Chi phí tài chính giảm từ 209 tỷ đồng xuống 197 tỷ đồng.
Một trong những kết quả rõ nét của việc cắt giảm chi phí là sa thải nhân sự. Hồi cuối quý 2/2023, tổng số nhân viên của Tập đoàn chỉ còn 867 người, giảm 900 người so với ngày 31/12/2022. Như vậy, chỉ sau nửa năm, 50,1% nhân sự của CC1 mất việc.
Dù phải sa thải hàng loạt, dù chi phí được tiết giảm xuống mức tối đa, CC1 vẫn chứng kiến lãi ròng giảm sâu. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Lợi nhuận sau thuế của CC1 là 5,8 tỷ đồng, giảm 23,9 tỷ đồng, tương đương 80,5% so với 6 tháng đầu năm 2022.
Có thể thấy, đà giảm 80,5% lợi nhuận rất lớn nhưng trên thực tế, tình hình có thể xấu hơn thế và CC1 hoàn toàn có nguy cơ thua lỗ nếu không nhờ Doanh thu hoạt động tài chính.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Doanh thu hoạt động tài chính của CC1 là 144 tỷ đồng.
Trong Doanh thu hoạt động tài chính, chỉ tiêu Lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư (hoạt động bán tài sản) chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 53,4% (tương ứng 76,9 tỷ đồng). Ngoài ra còn có 50,4 tỷ đồng Lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Không phải đến bây giờ CC1 mới xuất hiện hoạt động Chuyển nhượng các khoản đầu tư. Trước đó, trong năm 2022 và 2021, hoạt động này mang về cho CC1 khoản lãi 63,1 tỷ đồng và 427 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của CC1 còn xấu ở chỗ nợ cao so với vốn.
Cụ thể, tại ngày 30/6/2022, Nợ phải trả của CC1 dù được điều chỉnh giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao, lên đến 10.363 tỷ đồng, gấp 2,6 lần Vốn chủ sở hữu và chiếm 71,9% tổng tài sản.
Trước đây. Tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại CC1 luôn cao, lần lượt đạt 2,7 lần (năm 2022), 5,3 lần (năm 2021), 4,4 lần (năm 2020) và 4,7 lần (năm 2019).
Trong tổng nợ của 6 tháng đầu năm 2023, nợ vay chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 6.629 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần Vốn chủ sở hữu. Vì thế, áp lực trả lãi ngân hàng của CC1 khá cao.
Trong nửa đầu năm 2023, trong khi các chi phí khác giảm rất sâu như đã nêu trên, Chi phí lãi vay là chỉ tiêu duy nhất tăng đáng kể, tăng từ 180 tỷ đồng lên 189 tỷ đồng.
Hai khoản nợ khác dù không lớn so với tổng nợ nhưng lại rất quan trọng. Đó là nợ thuế và nợ người lao động.
Hồi cuối quý 2/2023, CC1 ghi nhận 10,3 tỷ đồng Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (giảm mạnh so với con số 52,6 tỷ đồng hồi cuối năm 2022) và 24,8 tỷ đồng Phải trả người lao động (giảm mạnh so với 76,1 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, CC1 không thuyết minh cụ thể nợ người lao động. Tuy nhiên, tại ngày 31/12/2022, CC1 ghi nhận 11,4 tỷ đồng phải trả về bảo hiểm bắt buộc và kinh phí công đoàn, tăng mạnh so với 6,5 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Trong bối cảnh tài chính sụt giảm, CC1 gây bất ngờ khi liên tục cho bên “không liên quan” là Công ty TNHH MTV Xây dựng Toàn Năng (Công ty Toàn Năng) vay hàng trăm tỷ đồng với nhiều ưu đãi.
Công ty Toàn Năng thành lập ngày 9/12/2021 tại 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Ở thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ chỉ 8 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc công ty là ông Đinh Minh Quân. Ông Quân rất trẻ, sinh năm 1999.
Thế nhưng, rất nhanh sau đó, tại ngày 1/1/2022, CC1 đã ghi nhận 430 tỷ đồng Phải thu về cho vay ngắn hạn tại Công ty Toàn Năng.
Sau đó, CC1 có rất nhiều giao dịch vay, thu hồi nợ vay với Toàn Năng. Trong năm 2022, CC1 đã cho Toàn Năng vay 641 tỷ đồng nhưng thu hồi khoản nợ vay 920 tỷ đồng. Kết quả là đến ngày 1/1/2023, CC1 ghi nhận Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn trị giá 151 tỷ đồng tại Công ty Toàn Năng. Tới cuối quý 2/2023, khoản nợ này đã giảm xuống 0 đồng.
Đáng chú ý, Công ty Toàn Năng không nằm trong danh sách “liên quan” của CC1 nhưng lại được CC1 cho vay với lãi suất khá mềm, chỉ 9%/năm, không có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, công ty phải đi vay ngàn tỷ đồng với lãi suất từ 8%/năm tới 12%/năm.
P.V
Ngoài các doanh nghiệp bất động sản như NVL, PDR, DXG…, các ngân hàng TCB, LPB, SHB, VPB, MSB… cũng được cho là sẽ hưởng lợi lớn từ quyết định ngưng thi hành một số quy định “cấm cho vay” tại Thông tư 06.
Tổng số tiền mua lại trước hạn trái phiếu trên được doanh nghiệp này chi rải rác từ đầu năm đến nay.
6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này lãi 958 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu lên đến 111%.
Hiện DXG đang sở hữu khoảng 60% vốn điều lệ tại DXS và dự kiến nhận chuyển nhượng để nâng tỷ lệ sở hữu lên khoảng 66%, tương ứng số cổ phiếu chuyển nhượng là 27,5 triệu đơn vị.
Công ty Sen Vàng của “trùm hoa hậu” Phạm Thị Kim Dung gắn liền với nhiều cuộc thi hoa hậu. Điểm nhấn của công ty không phải doanh thu 2 năm vượt mốc ngàn tỷ mà chính là nợ thuế tăng gấp rưỡi, cả bà chủ và công ty đều tăng cường vay nợ. Bên cạnh đó, Sen Vàng từng có vốn góp của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Đây là mức lãi suất gần như thấp nhất thị trường khi nhiều doanh nghiệp bất động sản khác đang phải trả lãi với mức 12-14%/năm cho các đợt phát hành trái phiếu.
Sau khi hợp tác với ngân hàng thông qua kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng), FWD bất ngờ ghi nhận khoản lỗ kỷ lục trong năm 2020. Chưa dừng lại ở đó, 2 năm tiếp theo, FWD tiếp tục thua lỗ ngàn tỷ, nâng lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 lên 6.926 tỷ đồng.
Sau 3,5 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, Novaland chứng kiến quy mô nhân sự giảm hơn 40%, nợ tăng gần gấp ba lên lên 8,93 tỷ đô la. Đáng chú ý, sau khi cổ đông lớn liên tục bị giải chấp, không loại trừ khả năng Novaland sẽ xuất hiện các ông chủ
Hiện doanh nghiệp này còn 5 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị 2.400 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này đều được phát hành trong năm 2021 và sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2024 - 2028.
Cụ thể, doanh nghiệp này muốn phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán là 1.000:148, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1.000 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 148 cổ phiếu mới.