Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Ảnh minh họa |
Tại báo cáo trên, đề cập đến việc mua bán bất động sản thông qua các sàn giao dịch bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều ý kiến đề nghị không quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích giao dịch bất động sản qua sàn do các bên tham gia giao dịch có quyền tự do lựa chọn phương thực giao dịch; việc bắt buộc là ngăn cản quyền tự do, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tự do tìm kiếm thị trường.
Do đó, để đảm bảo mục tiêu cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thị trường bất động sản và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, dự thảo Luật đã bổ sung thêm một số quy định về điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản, tổ chức bộ máy và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản theo hướng chặt chẽ hơn.
Vì vậy, Bộ Xây dựng xin ý kiến Chính phủ về vấn đề giao dịch bất động sản qua sàn theo 2 phương án.
Theo đó, phương án 1, không bắt buộc mà khuyến khích các giao dịch (mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, thuê nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án) phải qua sàn.
Quy định này tương tự đang áp dụng hiện nay, tức khách hàng chủ động, tự chọn phương thức giao dịch mua bán. Họ phải tự kiểm chứng chất lượng, pháp lý, giá cả của bất động sản.
Nhưng cách này, theo Bộ Xây dựng, Nhà nước thiếu đi công cụ quản lý, kiểm soát dữ liệu thông tin thị trường, bán hàng bởi nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch không báo cáo số liệu, sai thực tế. Mặt khác, quy định này cũng tạo ra hệ lụy về thất thu thuế, khó kiểm soát trong phòng chống rửa tiền.
Phương án 2, bổ sung, chỉnh lý lại Điều 57 của dự thảo luật theo hướng bắt buộc chủ đầu tư dự án phải giao dịch bất động sản thông qua sàn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê bất động sản thực hiện giao dịch thông qua sàn.
Bộ Xây dựng lý giải, việc chủ đầu tư giao dịch qua sàn bất động sản sẽ đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế phòng, chống rửa tiền.
Ngoài ra, giao dịch qua sàn làm minh bạch hóa thị trường, chống được "lợi ích nhóm" trong trường hợp chủ đầu tư cố tình “bắt tay” sàn giao dịch, người mua nhà đất thực hiện giao dịch ngầm nhằm trốn thuế, ôm hàng, tăng giá bán làm lũng đoạn thị trường.
Cũng theo bộ này, các giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai có nhiều đặc thù, khách hàng là người dễ chịu rủi ro nên cần thiết quy định bất động sản phải giao dịch qua sàn để ràng buộc trách nhiệm các sàn trong thẩm định, thẩm tra tính pháp lý của dự án, niêm yết và công bố giao dịch, bảo đảm công khai, minh bạch, ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch bất động sản.
Đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo kênh thông tin an toàn về bất động sản, giúp người dân không mua nhầm dự án ma, dự án không đủ pháp lý.
Về chống thất thu thuế, Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển lành mạnh.
Cùng đó, Nhà nước có được thông tin thị trường bất động sản, từ đó đưa ra các chính sách điều tiết thị trường kịp thời….
Minh Quân
Theo TS. Cấn Văn Lực, một số đối tượng có nhu cầu rất cao về nhà ở xã hội như người có thu nhập trung bình thấp hiện chưa được quy định trong Dự thảo Luật Nhà ở.
Khảo sát cho thấy, các dự án có mức độ tăng giá mạnh, gồm: Dự án Heritage West Lake (Lạc Long Quân – Tây Hồ) tăng 3% lên mức khoảng 140 triệu đồng/m2; The Nine (Phạm Văn Đồng) tăng từ 65 – 75 triệu đồng/m2; M5 Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa) tăng khoảng 3,1% lên mức 42,4 triệu đồng/m2…
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã và đang đầu tư nhiều dự án xây dựng nhà ở cho công nhân lao động. Tuy nhiên rất ít người lao động thu nhập thấp mua được do giá bán cao và không đáp ứng được những quy định về vay vốn, về điều kiện được mua. Đề nghị nghiên cứu trình, sửa đổi Luật Nhà ở để tháo gỡ những khó khăn, bất cập nêu trên.
Với Việt Nam, tác động đến thị trường BĐS và TTCK là chưa đáng kể, vì chủ đề EG không phải là vấn đề mới, thực tế doanh nghiệp này đã thực sự khó khăn từ cuối năm 2021, theo Ts. Cấn Văn Lực.
Bộ Tư pháp cho biết, Dự thảo Luật Luật Thủ đô được chỉnh lý theo hướng: HĐND TP Hà Nội quy định cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu của các dự án giữa doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thương mại, dịch vụ với nhà nước, người dân có đất bị thu hồi…
Trong tháng 7, thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện tín hiệu tăng trưởng trở lại. Đáng chú ý, xu hướng tăng này diễn ra với tất cả các phân khúc.
Thông tư 06 chưa chỉ rõ các đối tượng được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Trong khi đó, lại chỉ ra những đối tượng không được vay một cách chung chung, mơ hồ. Khiến cho các ngân hàng thương mại, nếu không có thiện chí cho vay sẽ dễ dàng từ chối hồ sơ của khách hàng BĐS một cách “đúng quy định”.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức quyết định giá đất cụ thể và thành lập hội đồng thẩm định giá đất.
Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông báo kết luận cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất.