Theo Báo cáo tài chính năm 2022 của 5 Tổng công ty phân phối điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, kết thúc năm 2022 các công ty con của EVN đều làm ăn tốt với doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng và lãi từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, các công ty con trực thuộc EVN có tiền gửi ngân hàng giúp thu về hàng trăm tỷ đồng từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Đơn cử trong năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng; TCT Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng; TCT Điện lực Miền Nam là gần 5.500 tỷ đồng. TCT Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM có gần 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Nhờ gửi ngân hàng, số tiền lãi gửi đã giúp các Tổng công ty cân đối tài chính. Số liệu cho thấy, kết thúc năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc lãi tiền gửi, tiền cho vay tại công ty gần 371 tỷ đồng. Tại các doanh nghiệp khác lần lượt như sau: TCT Điện lực Miền Trung đạt gần 178 tỷ đồng; lãi tiền gửi năm 2022 của TCT Điện lực Miền Nam hơn 170 tỷ đồng; TCT Điện lực Hà Nội 166 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM là 155 tỷ đồng.
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các công ty.
Mới đây, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, đại biểu Tạ Thị Yên (Phú Yên) đã đặt vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của EVN khi năm 2022 công ty báo lỗ 26.000 tỉ đồng và xin điều chỉnh tăng giá điện tới 8 lần nhưng vẫn tiếp tục báo lỗ.
Điều đáng nói là công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. "Vậy nguyên nhân chính của khoản lỗ này do đâu? Nếu nói do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao ra kết quả khác nhau, đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không?", bà Yên hỏi.
Trước chất vấn của đại biểu Quốc hội, sau đó vài ngày, EVN đã có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế và các đại biểu Quốc hội trong đó trả lời câu hỏi vì sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ mà công ty con vẫn gửi ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng.
EVN giải thích, cần xem xét con số gửi hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn, khoảng 60.045 tỷ đồng, tại cùng thời điểm của các công ty thành viên.
Theo EVN, các khoản nợ ngắn hạn trên cho thấy số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn. "Nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn, nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới", tập đoàn này cho biết.
Ngoài ra, số tiền này được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà, thủy điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký. Số tiền này cũng để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải (tiêu thụ điện năng), và chi phí cho sản xuất kinh doanh.
"Các tổng công ty điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc, lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, và có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị", EVN cho biết.
KN Cam Ranh là chủ đầu tư dự án sân golf 27 lỗ, khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh có diện tích 794,5 ha tại Bãi Dài với tên thương mại là KN Paradise.
Theo công bố, đây là trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng, ngày đáo hạn là 31/5/2028 và tổ chức phát hành có quyền mua lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ vào thời điểm sau 12 tháng kể từ ngày phát hành.
Cụ thể, công ty phải bị phạt tiền 905 triệu đồng; truy thu 4,45 tỉ đồng và phạt tiền chậm nộp là 778 triệu đồng. Tổng số tiền thuế bị phạt và truy thu là 6,14 tỉ đồng.
Năm 2022 là một năm ăn nên làm ra của CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) với 2.380 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 14 lần so với năm 2021.
Số liệu khảo sát của VARS cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo được công bố ngày hôm qua, trong năm 2022, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này tăng tới 43,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Khoản nợ gốc hơn 17 tỷ đồng (chưa tính lãi) đã quá hạn nhiều năm nay, nhưng Công ty Thế Giới Xanh vẫn chưa thể thanh toán dứt điểm cho CSAMCO, buộc doanh nghiệp này phải dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, bao gồm cả việc gửi đơn tố cáo và khởi kiện ra tòa.
Mặc dù có hàng nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng, nhưng nhiều năm qua, báo cáo tài chính của EVNCPC vẫn cho thấy, giai đoạn 2017 – 2021, doanh nghiệp đang phải trả nợ lương, thưởng cho người lao động cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2023, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm lần lượt 14,5% và 90,2% so với năm trước.
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thu Duc House, mã chứng khoán TDH) đã có công văn gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và cổ đông trong đó có nội dung kiến nghị Cục thuế TP.Hồ Chí Minh ngừng các biện pháp cưỡng chế về thuế.