Thông tin từ báo chí cho biết, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu liên tục kêu càng bán, càng lỗ vì mức chiết khấu thấp, nhiều doanh nghiệp chỉ mở cửa bán nhỏ giọt để không bị phạt.
Đặc biệt, quy định doanh nghiệp là đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ mưa được nguồn hàng từ một đầu mối hoặc từ một thương nhân phân phối gây nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều bởi gây khó khăn cho cửa hàng bán lẻ khi nguồn cung bị "đứt gãy”.
Về vấn đề này, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Vai trò chính của Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính có 2 việc rất quan trọng, một là bảo đảm nguồn cung về xăng dầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
“Hiện nay chúng ta làm khá tốt, bảo đảm đủ nguồn cung trong bối cảnh cả thế giới, khu vực gặp rất nhiều khó khăn về việc bảo đảm nguồn cung về xăng, dầu.” – ông Đỗ Thắng Hải cho biết.
“Khi điều hành xăng dầu, chúng ta chú ý đến các nhóm lợi ích: Lợi ích của doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào và người tiêu dùng (100 triệu dân Việt Nam). Thứ hai là của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Lợi ích thứ 3 là chúng ta phải nhìn tổng thể về kinh tế vĩ mô, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, CPI, lớn hơn nữa là GDP.” – Thứ trưởng Bộ Công Thương giải thích.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: . Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu
Theo ông Đỗ Thắng Hải, vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt của Chính phủ, liên Bộ Công Thương-Tài chính bám sát vào 3 lợi ích nhóm này và điều hành hài hoà, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế.
Liên quan đến câu hỏi về các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu liên tục kêu càng bán, càng lỗ vì mức chiết khấu thấp và nhiều doanh nghiệp bán nhỏ giọt để bảo đảm không bị phạt, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu, có thể là các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân phân phối bán cho các đối tượng khác.
“Các quy định hiện hành không có quy định về mức chiết khấu cho kinh doanh xăng dầu và việc điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu.” – ông Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Thứ trưởng giải thích thêm: “Đây là giá trần, khi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bán xăng dầu thì họ bán bằng giá này, nhưng chiết khấu một mức độ nào đó cho người mua.”
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho hay, có việc mức chiết khấu được thoả thuận khi nguồn cung xăng dầu dồi dào hoặc giá thế giới có xu hướng giảm. Với việc điều hành rất công khai, minh bạch, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nắm bắt được xu hướng tăng hay giảm giá xăng dầu.
“Nếu có xu hướng giảm thì các doanh nghiệp đầu mối và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng mức chiết khấu để đẩy lượng bán ra, khi giá tăng lên họ lại giảm mức chiết khấu đi.” Thứ trưởng Bộ Công Thương giải thích
Về lý do mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu thấp, theo ông Hải, thứ nhất, từ năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn, và những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở trong nước.
Trong giai đoạn quý II, các doanh nghiệp do lo ngại thiếu hụt nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối tăng mạnh lượng nhập khẩu, tuy nhiên sang quý III, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ do đã nhập khẩu lượng xăng dầu tương đối lớn, với giá cao, sau đó thì giá xăng dầu trong nước được điều hành bám sát theo xu hướng thế giới, giảm liên tục.
Để tiết giảm chi phí và giảm thiệt hại trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải giảm mức chiết khấu cho hệ thống phân phối.
Ngoài ra, từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển, chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên để kiểm soát lạm phát, hạn chế mức tăng của những chi phí này chưa được Bộ Tài chính, đơn vị phụ trách về các giá của mặt hàng này công bố điều chỉnh trong giá cơ sở do Nhà nước điều hành, và để bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đầu vào buộc phải cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có mức chiết khấu cho hệ thống phân phối xăng dầu.
“Về góc độ của Bộ Công Thương, chúng tôi đã đề xuất với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ, ngày 23/9 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, việc xem xét quyết định các chi phí hợp lý như thế này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, và cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, đơn vị liên quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và quyền lợi của các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp liên quan trong kinh doanh xăng dầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính trong chức năng thẩm quyền của mình để thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ.
Xuân Hưng
HAGL Agrico thanh toán 600 tỷ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai và nhận lại quyền sử dụng đất diện tích 9.470ha trước đó bị cầm cố ở BIDV.
Nova Consumer là một thành viên của Nova Group. Trong đợt IPO mới đây, Nova Consumer được định giá khoảng 5.270 tỷ đồng.
Hiện kết phiên hôm nay (28/9), DXG giảm xuống còn 21.500 đồng/cp, giảm hơn một nửa so với mức đỉnh.
Sau khi dừng kế hoạch phát hành trái phiếu ngày 21/9, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi, mã TCD) quay trở lại tiếp tục kế hoạch phát hành 990 tỷ đồng trái phiếu.
Số tiền huy động dự kiến được Công ty CP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim dùng để mua dự án Tòa nhà văn phòng The METT tại lô 1-13, thuộc dự án Khu phức hợp Sóng Việt, nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM.
Trước đó DIC Corp dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu giá 30.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu, và vừa trình phương án giảm giá phát hành xuống còn 15.000 đồng/cổ phiếu.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động của các ngân hàng đã được nâng lên ở nhiều kỳ hạn. Trong khi DN lại lo lãi suất cho vay tăng lên.
CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang (HOSE: CKG) mới đây đã công bố nghị quyết của HĐQT về việc tạm dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
Từ sau khi ông Thìn đăng ký mua vào 5 triệu cổ, mã này đã liên tục rớt mạnh. Hiện đóng cửa ngày 22/9, giá DXG còn 25.800 đồng/cổ phiếu.
Phương án phát hành trái phiếu năm 2022 của công ty phù hợp với quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ/CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ nhưng chưa phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022.