VGC chốt phương án tạm ứng cổ tức 2022.
Tổng Công ty Viglacera vừa công bố ngày 28/9 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông có thể nhận tiền tạm ứng cổ tức cho năm 2022. Ngày thanh toán dự kiến là 19/10. Việc này được diễn ra sau khi công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh 6 tháng vượt kế hoạch cả năm.
Với 448,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Viglacera sẽ chi ra 448,3 tỷ đồng để trả số cổ tức trên. Nguồn chia cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022, Viglacera dự kiến chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 16% và đã được điều chỉnh còn 10% vào ĐHĐCĐ bất thường ngày 7/9.
Xét về cơ cấu cổ đông, hiện CTCP Hạ tầng Gelex đang là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 225,1 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng với tỷ lệ 50,21% vốn; cổ đông lớn thứ hai là Bộ Xây dựng sở hữu 38,58% vốn. Như vậy, Hạ tầng Gelex có thể nhận về 225,1 tỷ đồng, Bộ Xây dựng nhận về 127,9 tỷ đồng từ việc Viglacera tạm ứng cổ tức.
Thông tin thêm, năm 1974, doanh nghiệp được thành lập với tên gọi Công ty Gạch ngói Sành sứ Xây Dựng. Năm 2010, chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng thành công ty TNHH một thành viên và đổi tên thành Tổng công ty Viglacera.
Năm 2016, Viglacera đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX với mã chứng khoán VGC. Ngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư, xây dựng, kinh doanh phát triển nhà ở, bất động sản; Đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, hạ tầng đô thị; Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
Ảnh minh họa.
Xét về tình hình kinh doanh, doanh thu hợp nhất Tổng công ty 8 tháng đạt 10.194 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm là 16.579 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm và tăng trưởng 48% so với kết quả thực hiện năm ngoái.
Doanh thu hợp nhất công ty mẹ 8 tháng đạt 5.096 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 6.878 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm và tăng trưởng 24% so với kết quả thực hiện năm trước.
VGC ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt 10.194 tỷ đồng và 1.992 tỷ đồng, ước cả năm đạt 16.579 tỷ đồng và 2.265 tỷ đồng, tăng 48% và 47% so với thực hiện năm 2021.
Bên cạnh đó, đại hội đã thông qua chủ trương khảo sát dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị tại Cộng hòa Dominica. Đây là quốc gia lớn thứ hai ở Antilles theo diện tích và giữ vị trí số 1 về quy mô GDP của vùng Caribe. Bên cạnh ngành sản xuất đường truyền thống, hiện nay, niken và (sắt đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này.
Ngoài ra, các cổ đông đã thông qua việc bầu bà Trần Thị Minh Loan, Giám đốc Ban Tài chính kế toán, đại diện cho phần vốn Nhà nước của Bộ Xây dựng giữ vai trò Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024 thay cho ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty. Bà Loan là ứng viên do Bộ Xây dựng (nắm giữ 38,58% cổ phần VGC) đề cử.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VGC giao dịch ở mức 61,500 đồng/cổ phiếu tại thời điểm chốt phiên cuối tuần.
Thục San (tổng hợp)
EVN ghi nhận khoản lỗ lớn trong 6 tháng đầu năm do giá nhiên liệu như than, dầu, khí... leo thang, khiến chi phí sản xuất điện của tập đoàn này tăng cao.
Công ty CP Tập đoàn FLC vừa nhận được đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc của ông Lã Quý Hiển.
Thông tin trên được Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết tại Báo cáo cập nhật ngành bất động sản với tiêu đề: “Chững lại trong ngắn hạn, xu hướng phấn hoá trong ngành” vừa được phát hành.
3 cổ phiếu cuối cùng thuộc "họ FLC" gồm: AMD, ART và KLF vào diện cảnh báo vì vi phạm quy định công bố thông tin.
Bà Dương Thị Thu Thuỷ, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa thông báo đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán về việc đăng ký bán gần hết số cổ phiếu NVL đang nắm giữ.
Trong 8 tháng đầu năm nay, nhóm ngành bất động sản phát hành 47.060 tỷ đồng trái phiếu; trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng).
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho phép Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tăng vốn điều lệ thêm 2.458,8 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
Ngày 12/9/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thiện Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros, Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros giai đoạn từ năm 2015-2016 về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
Thời gian qua liên tiếp phát hiện các vụ việc DN “thổi phồng” vốn ảo khiến nhà đầu tư phải giật mình với công tác quản lý, kiểm duyệt, thanh tra giám sát, hậu kiểm của cơ quan chức năng.
Nợ phải trả đến 30/6/2022 là gần 195.000 tỷ đồng, tăng gần 35.000 tỷ đồng so với ngày 31/12/2021; trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tới 60.750 tỷ đồng.