Thông tin trên được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Vars) cho biết tại Báo cáo Thị trường bất động sản năm 2023 và dự báo 2024.
Theo báo cáo trên, trong năm 2023, cả nước đón nhận khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Toàn thị trường ghi nhận 726 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được giao dịch thành công trong năm 2023.
Lượng giao dịch chưa phục hồi như kỳ vọng do một số dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng. Trong khi hàng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó.
Nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực miền Trung với hơn 1.200 sản phẩm, tương đương khoảng 38% lượng cung toàn thị trường.
Theo báo cáo, nửa đầu năm 2023, chủ đầu tư liên tục hoãn, dời thời gian triển khai bán hàng. Bởi đặc trưng của phân khúc này là giá trị lớn, chủ yếu phục vụ mục đích đầu tư, rất khó thanh khoản trong bối cảnh thị trưởng khó khăn.
Sang đến quý 3/2023, nguồn cung BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được cải thiện từ các dự án condotel, chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam của các chủ đầu tư uy tín với mức giá xung quanh 50 triệu đồng/m2.
Đến quý 4/2023, tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường BĐS thúc đẩy chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, "bơm" nguồn cung vào thị trường.
Trong quý 4, dự án condotel tại Phú Quốc có mức giá khoảng 55 triệu đồng/m2, ghi nhận 200 giao dịch trên tổng số 400 căn hộ mở bán trong vòng hơn 1 tháng với khách hàng đa số là nhà đầu tư. So với các năm trước, lượng giao dịch này là không nhiều nhưng trong bối cảnh thị trường BĐS, đặc biệt là khu vực Phú Quốc khó khăn, việc đạt tỷ lệ hấp thụ trên 50% là rất khả quan, vượt kỳ vọng.
Về giá, mức giá sơ cấp tăng nhẹ so với các giai đoạn chào bán trước đó do các dự án đã gần hoàn thiện và đang được tập trung nhiều hạ tầng, tiện ích, dịch vụ.
“Hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn còn gặp nhiều thách thức, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi lực cầu ở một số địa phương. Nhiều giải pháp nhằm giữ chân, thu hút khách du lịch đã được áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu này vẫn cần thời gian “ngấm” cùng sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ngành nghề đã phần nào thúc đẩy lực cầu”, Vars cho biết.
Dự báo, quý 1 và quý 2/2024 thị trường sẽ tiếp tục duy trì tín hiệu tốt từ thời điểm cuối năm 2023. Tuy nhiên, từ cuối quý 3 trở đi, sự phục hồi mới được thể hiện rõ rệt.
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có văn bản thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại dự án Khu đô thị Quảng trường biển TP Sầm Sơn (đợt 5) do Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) làm chủ đầu tư.
Số lượng giao dịch lớn tập trung tại huyện Bảo Lâm với 797 lô, huyện Lâm Hà 753 lô, huyện Đức Trọng 738 lô, huyện Di Linh 429 lô…
Dù dự án chưa đủ điều kiện bán hàng và chưa nhận được sự chấp thuận bán nhà ở hình thành trong tương lai theo phê duyệt của Sở Xây dựng Hà Nội, tuy nhiên, nhiều môi giới đã đua nhau chèo kéo, mời khách mua nhà đặt cọc giữ chỗ.
Các dự án, công trình được rà soát tháo gỡ bao gồm các loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, căn hộ thương mại dịch vụ… chưa đảm bảo thủ tục đất đai, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình gắn liền với đất.
Theo chuyên gia, nhà đầu tư không nên chờ giá lên đỉnh mới chốt lời. Bởi lẽ, giá vàng tăng nhưng cũng không biết đâu là đỉnh và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy, nếu đến điểm thấy có lợi nhuận hợp lý, nhà đầu tư nên bán chốt lời.
Theo chuyên gia, vai trò trong phát triển dự án của chủ đầu tư sẽ được nâng lên đáng kể trong giai đoạn tới. Các doanh nghiệp sẽ phải hạn chế khả năng đầu tư dàn trải, làm nhiều dự án một lúc hoặc dự án quá lớn so với nguồn lực doanh nghiệp…
Sau thời gian chịu tác động nặng nề của Covid – 19 kéo dài, thị trường bất động sản từ cuối năm 2022 đến nay càng thêm trầm lắng. Nhằm gỡ khó cho thị trường bất động sản, ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, UBND các tỉnh… tích cực vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, nhiều “ông lớn” bất động sản nước ngoài, gồm: CapitaLand, Gamuda Land, Keppel hay SkyWorld… đã rót đã rót hàng triệu USD vào thị trường Việt Nam.
Kết thúc năm 2023, cả nước có 2.514 doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng hoạt động, bằng 147,4% so với năm 2022.