Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản cho biết đã nhận được ý kiến của các bộ ngành và UBND TP Hà Nội về dự án Tòa tháp trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
Ảnh minh họa |
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tiếp tục đầu tư, hoàn thiện dự án này.
Trước đó, hồi tháng 5/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề xuất Thủ tướng về việc cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (tháp Vicem) tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, TP Hà Nội để đưa vào kinh doanh, khai thác. Đề xuất này dựa trên chính nhu cầu của Vicem sau nhiều năm doanh nghiệp dừng xây dựng dự án.
Tháp Vicem được tổng công ty này đầu tư từ năm 2010 trên khu đất rộng gần 8.500 m2, diện tích xây dựng là 2.800 m2; quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm. Tổng mức đầu tư ban đầu là 1.951 tỷ đồng, sau đó năm 2011 được điều chỉnh lên 2.743 tỷ đồng. Việc đầu tư nhằm xây dựng trụ sở làm việc của Vicem, các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại.
Năm 2011, toà tháp được khởi công, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm, phần thân công trình thì bị đắp chiếu từ 8/2015 đến nay.
Sau khi dự án này bị chậm tiến độ và đội vốn, VICEM đã đề nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng cho phép lập phương án, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng, mong muốn hoàn vốn đầu tư.
Tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng và được chấp thuận chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng dự án tháp Vicem vào tháng 3/2017.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện các bước chuyển nhượng dự án tháp Vicem gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan pháp luật về đầu tư, đất đai, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và các pháp luật liên quan, thị trường bất động sản trầm lắng,… Do đó, mới đây, công ty đề nghị được tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án này.
Vân Phong
Hiện dự án đã giải phóng xong mặt bằng, hoàn thành 95% hạ tầng kỹ thuật và dự kiến hoàn thành toàn bộ hạ tầng trong quý 2/2024.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản, khu đô thị có quy mô lớn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tổng mức đề xuất vay của các dự án trên là 2.776 tỷ đồng; trong đó, dự án NOXH dành cho người thu nhập thấp là 910 tỷ đồng; NOXH dành cho công nhân thuê là 700 tỷ đồng và dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư là 1.166 tỷ đồng.
Theo quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt, phần đất mà Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long đang sử dụng sau di dời sẽ là đất công cộng và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Đây là 2 trong tổng số 9 cơ sở nhà đất tại 6 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm phải di dời đợt 1 theo quy hoạch.
Thông tin trên được ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết ngày 9/8.
Lấy cảm hứng từ làng chiếu Cẩm Nê nổi danh, Sun Cosmo Residence Da Nang không chỉ là tổ hợp hiện đại, giao lộ thịnh vượng giữa lòng Đà thành mà còn là nơi tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, đậm hồn dân tộc.
UBND thành phố Hạ Long vừa có văn bản khuyến cáo việc kinh doanh mua bán căn hộ tại dự án Khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại lô đất H5-2, đa giác số 4, khu đô thị dịch vụ Hùng Thắng, thành phố Hạ Long.
Nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục phê duyệt và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng một số dự án bất động sản có quy mô lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính tới thời điểm hiện tại, Hà Nội đã tháo gỡ được 419 dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc.