Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn ngân sách.
Cụ thể, lãnh đạo TP. Hà Nội thống nhất chủ trương xây dựng cầu Tứ Liên và đường Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên bằng vốn đầu tư công (theo hướng hợp đồng EPC).
Đồng thời, phân công Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn làm việc với doanh nghiệp để trao đổi, thống nhất phương án đầu tư xây dựng cầu đảm bảo khả thi, hiệu quả, sớm triển khai xây dựng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao khẩn trương xem xét tờ trình của Sở Giao thông vận tải về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND TP trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 1/2025. Tham mưu bố trí vốn đầu tư công thực hiện dự án đầu tư.
Đối với dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo, lãnh đạo Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt theo đúng quy trình; báo cáo UBND TP trong tháng 2/2025.
Với dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, lãnh đạo Hà Nội thống nhất về chủ trương thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công (nguồn vốn của TP. Hà Nội, của tỉnh Hưng Yên và vốn hỗ trợ của Trung ương theo quy định).
Giao các Sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc; UBND các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên tại Thông báo số 451/TB-VP ngày 27/9/2024; Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tham mưu, để xuất UBND Thành phố việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu chính qua sông Hồng, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 12/2024./.
Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nghệ An dự kiến được đưa vào vận hành chính thức và bắt đầu thu phí trong tháng 12 tới. Các nhà thầu đang hoàn thiện lắp đặt hệ thống thiết bị, máy móc điện tử.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Kể từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò với diện tích tự nhiên là 29,09 km2, quy mô dân số 77.813 người sẽ chính thức sáp nhập và trở thành một phần của TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo kết quả thẩm định Hồ sơ Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
TP.HCM ban hành quyết định 101, quy định đường vào chung cư mini phải rộng ít nhất 3,5m mới được xây chung cư mini để đảm bảo xe chữa cháy di chuyển thuận tiện và an toàn đến vị trí nhà ở.
Các khu vực được áp dụng tách thửa với diện tích tối thiểu từ 36m2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú…
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới Thái Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Quy mô sử dụng đất của dự án khoảng 200 ha. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Yên Trung và xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024, theo nghị định Nhà nước sẽ trực tiếp đứng ra thu phí đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách.
Sau 9 năm đi vào hoạt động, Khu công nghiệp VSIP Nghệ An (VSIP Nghệ An) đã thu hút được 50 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD, trong đó có 31 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.