Theo Quyết định, nhà đầu tư dự án khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tỉnh Tây Ninh là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP.
Quy mô sử dụng đất của dự án là 495,17 ha (không bao gồm phần diện tích: đường Xóm Bố - Bàu Đồn; kênh thủy lợi N8; tuyến đường quy hoạch cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đi qua dự án).
Dự án được thực hiện tại ấp Đá Hàng và ấp Giữa, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.350 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 352,5 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (ngày 1/3/2024).
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nhà đầu tư phân kỳ đầu tư dự án theo các giai đoạn đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu đất khu công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 326/QĐ-TTg và các quyết định điều chỉnh (nếu có); đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và tiến độ thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hiệp Thạnh, trong đó giai đoạn sau được thực hiện sau khi giai đoạn trước đã được đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, đạt tỷ lệ lấp đầy theo quy định và khả năng thu hút đầu tư cho giai đoạn sau.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP sử dụng vốn, huy động vốn để đầu tư vào dự án; bảo đảm hiệu quả đầu tư, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong quá trình đầu tư dự án và thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
UBND dân tỉnh Tây Ninh kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho công nhân trồng cây cao su bị mất việc làm.
UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh và các cơ quan có liên quan rà soát, đảm bảo khu vực dự kiến thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (nhà đầu tư) cam kết không khiếu kiện và tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp: (i) đất trồng cây cao su hiện do Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh quản lý, sử dụng được cơ quan có thẩm quyền xác định thuộc diện tài sản công và phải xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, khác với nội dung tại Quyết định này; (ii) kết quả rà soát, hoàn thiện thủ tục về đất đai làm thay đổi nội dung Quyết định này.
Chỉ được thực hiện dự án sau khi các cơ quan có thẩm quyền hoàn thành rà soát việc thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công trong phạm vi dự án và cho thuê đất thực hiện dự án không thông qua đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó có các Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và số 67/2021/NĐ-CP, quy định của pháp luật có liên quan và sau khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây cao su sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án.
Lập phương án phân kỳ đầu tư dự án theo các giai đoạn, đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu đất khu công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 326/QĐ-TTg và các quyết định điều chỉnh (nếu có); đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng tiến độ cam kết và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau khi ông đi thị sát một loạt công trình giao thông quan trọng của quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần 4 thuộc Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Nhiều khu đô thị, dự án nhà ở xã hội, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tiếp tục được các nhà đầu tư đề xuất, đăng ký thực hiện tại nhiều tỉnh, thành.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ xây 5 quảng trường quanh hồ Thiền Quang, trong đó 4 quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông được xây gần 4 góc hồ.
Theo giới thiệu, dự án Khu dân cư số 5, phường 4, thành phố Đà Lạt được Tổng công ty HUD giao cho Ban Quản lý dự án HUD - Đà Lạt quản lý và triển khai đầu tư. Dự án có quy mô 37,5ha, dân số khoảng 3.100 người.
Sau Tết Nguyên đán, các tỉnh, thành trên cả nước tiếp tục kêu gọi đầu tư nhiều dự án bất động sản, khu nhà ở, khu dân cư, khu đô thị lớn. Để nhà đầu tư và quý độc giả tiện theo dõi, chúng tôi xin tổng hợp một số dự án tiêu biểu.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án cao tốc giai đoạn chuẩn bị đầu tư để sớm phê duyệt, khởi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Trong năm, huyện có kế hoạch thu hồi các loại đất trên địa bàn huyện Đông Anh đối với đất nông nghiệp là 2.517 ha; Đối với đất phi nông nghiệp là 785 ha.
Để phục vụ hành khách, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được vận hành xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; thời gian mở tuyến, đóng tuyến có sự điều chỉnh khác với biểu đồ hằng ngày.
Giáp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp tiếp tục đổ về các tỉnh đăng ký thực hiện các dự án khu đô thị, dự án nhà ở xã hội, khu dân cư thương mại có tổng mức đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng…