Tính đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh so với những tháng đầu năm. Hiện không còn ngân hàng nào niêm yết mức lãi suất 8%/năm, mức lãi suất huy động phổ biến cho các kỳ hạn dài của các ngân hàng thương mại cổ phần từ 5,7 - 7,8%/năm; còn tại các ngân hàng quốc doanh được ghi nhận từ 6,3%/năm.
Cụ thể, Vietcombank vừa quyết định triển khai giảm tới 0,5%/năm lãi suất cho vay VND cho toàn bộ khoản vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với thời gian áp dụng trong 5 tháng từ ngày 1/8/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân đồng thời hỗ trợ các khách hàng đã đồng hành cùng Vietcombank trong suốt thời gian qua, Vietcombank thông báo triển khai "Chính sách giảm lãi suất cho vay tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".
Theo đó, Vietcombank quyết định triển khai giảm tới 0,5%/năm lãi suất cho vay VND cho toàn bộ khoản vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với thời gian áp dụng trong 5 tháng từ ngày 1/8/2023 đến hết ngày 31/12/2023. (Không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi…).
Tại Techcombank, có mức điều chỉnh giảm thêm đồng loạt là 0,2% ở các kỳ hạn được khảo sát. Cùng điều chỉnh giảm thêm 0,2% ở các kỳ hạn được khảo sát còn có ACB và Saigonbank. Trong đó, ACB niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là 6,0%/năm, 9 tháng là 6,2%/năm, 12 tháng là 6,4%/năm và 24 tháng là 6,3%/năm; còn biểu lãi suất tiền gửi tại Saigonbank được ghi nhận kỳ hạn 6 tháng là 6,8%, 9 tháng là 6,9%, Ở kỳ 12 tháng và 24 tháng là 7,2%/năm. Đáng chú ý mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất tại Saigonbank là 7,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
NCB giảm lãi suất huy động với mức 0,1% cho tiền gửi các kỳ hạn từ 6 đến 60 tháng. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 6 – 7 tháng còn 7,1%/năm sau khi điều chỉnh, kỳ hạn 8 – 9 tháng cũng giảm xuống còn 7,2%/năm, kỳ hạn 10 – 11 tháng còn 7,25%/năm và kỳ hạn 12 – 13 tháng còn 7,4%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 15 – 18 tháng tại NCB hiện giảm xuống còn 7,3%/năm. Kỳ hạn 24 – 30 tháng là 7,2%/năm, kỳ hạn 36 và 60 tháng còn lần lượt 7,1% và 7%/năm.
Liên quan đến vấn đề lãi suất, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Thông báo nêu rõ trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cần chủ động, bản lĩnh, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa và thực hiện kịp thời, hiệu quả hơn nữa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cần nắm chắc tình hình, diễn biến trong và ngoài nước; bám sát thực tiễn, dự báo chính xác để có phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy, phù hợp, hiệu quả hơn nữa; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường tài chính, tiền tệ, hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt (tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng phù hợp với diễn biến thị trường, cung tiền M2 kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, tập trung tín dụng vào các động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu…), kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát; điều hành cân bằng hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, giữa lạm phát và tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Minh Ngọc
Hiện mức độ tiếp xúc của ngành ngân hàng với bất động sản ngày càng tăng. Theo thống kê của NHNN, quy mô tín dụng vào ngành bất động sản (gồm cho vay và TPDN) hiện nay cao hơn đáng kể so với trước đây.
Nếu chỉnh giá vàng để bớt cong vênh, việc đánh giá lại tài sản của SJC sẽ khiến công ty có thể phải trích lập khoản không hề nhỏ.