Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), ngày 22/11/2023 đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo kết quả chào bán thành công 800 tỷ đồng trái phiếu.
Cụ thể, theo thông báo, vào ngày 20/11, nhà băng này đã phát hành thành công khối lượng 800 trái phiếu, mã OCBL2326013, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 6,1%/năm và được mua lại trước hạn nếu có nhu cầu.
Tương tự, trong ngày 23/11/2023, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng công bố thông tin phát hành thành công 1.210 tỷ đồng trái phiếu mã VIBL2330004.
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn vào ngày 22/11/2030 với lãi suất kết hợp 8%/năm.
Tiếp đó, ngày 24/11, Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng thông báo phát hành thành công 2 lô trái phiếu mã: TPBL2333005, TPBL2333006 trị giá gần 390 tỷ đồng.
Đây là hai lô trái phiếu có kỳ hạn 10 năm được phát hành thành công vào ngày 17/11 và 20/11/2023 với lãi suất đều 7,05%/năm.
Cùng ngày 17/11, Ngân hàng TMCP Quân đội – nhà băng đang “ôm” nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất cũng đã công bố phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu mã MBBL2330006.
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm và được phát hành ở thị trường trong nước với lãi suất thả nổi 6,9%/năm.
Như vậy, chỉ trong thời gian chưa đầy một tuần lễ, nhiều ngân hàng đã phát hành khối lượng trái phiếu lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo, lũy kế 11 tháng năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 233 nghìn tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bình quân trong 11 tháng 2023 đạt 8,5%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022.
Từ đầu năm đến nay, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 109,6 nghìn tỷ giảm 18% so với cùng kỳ chiếm tỷ trọng 47% so với tổng giá trị. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu ngân hàng là 6,8%/năm, kỳ hạn bình quân 4,5 năm. Các ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) với 18,9 nghìn tỷ đồng,Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với 15,5 nghìn tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) với 12,9 nghìn tỷ đồng…
Xếp sau là nhóm ngành bất động sản với tổng giá trị phát hành đạt 73,1 nghìn tỷ đồng tăng 10% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu bất động sản vẫn là 9,7%/năm, kỳ hạn bình quân là 3,6 năm.
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất gồm có: Công ty TNHH Capitaland Tower (12,2 nghìn tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô Thị Hưng Yên (7,2 nghìn tỷ đồng), Công ty CP Vinhomes (trị giá 5 nghìn tỷ đồng)…
Trung Kiên
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn, nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm tại hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước. Cụ thể, lãi suất bình quân một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt 0,51%/năm, 0,61%/năm và 0,09%/năm xuống mức 0,3%/năm, 0,45%/năm và 1,49%/năm.
Tính đến cuối quý 3/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này tăng lên 1,89% - mức cao nhất kể từ năm 2016, chủ yếu do các khoản vay mua nhà.
Việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Đứng đầu trong danh sách này là Công ty CP Thị Nại Eco Bay (địa chỉ tại Khu đô thị mới Bắc sông Hà Thanh, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) khi nợ hơn 219 tỷ đồng.
Cùng với việc trên, HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng để thực hiện Luật Nhà ở dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6…
Hiện nay, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và nền kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến hoạt động cho vay nói chung và đặc biệt là cho vay tiêu dùng nói riêng gặp nhiều thách thức với tỷ lệ tăng trưởng thấp. Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 1,53% so với cuối năm 2022 (mức tăng rất thấp so với 5 năm qua).
Trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng. Khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022).
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn phát hành kéo dài 8 năm, đáo hạn vào 6/11/2031 với lãi suất 8,05% kèm thả nổi.
Lãnh đạo Vietcombank cho rằng, các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, tập trung vào phân khúc nhu cầu thực… thì mới tạo niềm tin được với các ngân hàng.