Thông tin trên được Vndirect cho biết tại báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank – mã: MBB) với tiêu đề: “Đà tăng trưởng mạnh với định giá hấp dẫn”.
Tại báo cáo trên, Vndirect cho biết, đến cuối quý 3/2023, MBB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 13,7% so với đầu năm, cao hơn so với mức tăng trưởng ngành là 7,0%. Xu hướng tăng trưởng tín dụng này tương tự với các NHTM khác có tỷ trọng cho vay liên quan đến doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cao như: VPB (17,2% so với đầu năm) và TCB (13,4% so với đầu năm). Điều này cũng cho thấy nhu cầu tín dụng của các nhà phát triển BĐS là khá cao khi họ đang cần những khoản vay tái cấp vốn hoặc cấp vốn mới.
Tính đến tháng 9 năm 2023, tín dụng cho các doanh nghiệp phát triển BĐS tăng 12,5% so với đầu năm - cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Do đó, dự báo tăng trưởng cho vay của MBB sẽ tăng lên 22,5% trong năm nay nhằm phản ánh triển vọng tăng trưởng cho vay mạnh mẽ của ngân hàng.
Theo báo cáo, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ của MBB là các khoản vay doanh nghiệp cho khách hàng trong lĩnh vực thương mại và phát triển BĐS (+20% so với đầu năm) và cho vay bán lẻ (+13% so với đầu năm), trong khi trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh -13% so với đầu năm.
MBB cũng chuyển mức tập trung danh mục sang các khoản vay ngắn hạn khi mức lãi suất cho vay cố định hiện tại khá thấp và nhu cầu tín dụng để bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp khá cao.
Hiện tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn tại MBB tăng nhẹ lên 51% từ 48% vào cuối năm 2022. Do tỷ trọng cao hơn của khoản vay doanh nghiệp và ngắn hạn trong cấu trúc dư nợ của ngân hàng với mức lợi suất thấp hơn so với các khoản vay bán lẻ và dài hạn, lợi suất tài sản trong quý 3/2023 giảm 40 điểm cơ bản so với quý trước xuống còn 8,9%.
Mặc dù tỷ lệ CASA của MBB giảm nhẹ xuống 34% từ 35% vào cuối quý 2/2023 và 38% vào cuối năm 2022, quý 3/2023 là quý đầu tiên chi phí vốn của ngân hàng giảm sau chuỗi tăng liên tục từ quý 1/2022. Chi phí vốn của ngân hàng giảm mạnh 40 điểm cơ bản so với quý trước, xuống còn 4,45%.
Dự báo chi phí vốn sẽ tiếp tục giảm trong quý 4 năm nay và giảm xuống 4,33% khi các khoản tiền gửi với lãi suất cao huy động vào đầu năm dần đáo hạn. Đáng chú ý, nhà băng này đã cắt giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ 0,5-1,7% cho tất cả các kỳ hạn kể từ tháng 6 năm 2023. Nhờ chi phí huy động giảm, MBB đã giữ nguyên tỷ lệ NIM ở mức 5,0% trong quý 3/2023 so với quý trước, nhưng vẫn giảm 74 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Tương tự, CIR trong quý 3/2023 giảm mạnh xuống 27,6% - mức thấp nhất kể từ năm 2016, chủ yếu do chi phí nhân sự giảm 18,6% so với cùng kỳ và giảm 26,3% so với quý trước khi ngân hàng giảm chính sách phúc lợi của mình để đối phó với khó khăn kinh tế hiện tại. Theo đó, lợi nhuận trước dự phòng đạt mức tăng trưởng ổn định +20,3% so với cùng kỳ và 17,6% so với quý trước.
Đáng chú ý, mặc dù đạt được mức tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ số, mức tăng đột biến của nợ xấu tại nhà băng này là điều đáng lo ngại. Tính đến cuối quý 3/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1,89% - mức cao nhất kể từ năm 2016, chủ yếu do các khoản vay mua nhà. Do đó, chi phí dự phòng cho quý 3/2023 tăng mạnh 50,5% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận trước thuế tăng chỉ 15,7% so với cùng kỳ.
“Đến cuối quý 3/2023, MBB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 13,7% so với đầu năm, cao hơn so với tăng trưởng ngành là 7,0%. Tuy nhiên, dự phóng NIM trong năm 2023/2024 sẽ giảm từ 5,5% /5,6% xuống 5,4% /5,5% khi mà ngân hàng đã thực hiện giải ngân mạnh trong giai đoạn lãi suất cho vay thấp vừa rồi.
Giả định chi phí tín dụng giảm vì MBB sẽ sử dụng bộ đệm dự phòng để làm giảm nợ xấu tăng mạnh, trong khi vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn ngành. Dựa trên ước tính của chúng tôi, tỷ lệ bao nợ xấu của MBB vẫn đạt 117% - vẫn cao hơn so với trung bình ngành (90-95%)”, Vndirect cho biết.
Trung Kiên
Việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Đứng đầu trong danh sách này là Công ty CP Thị Nại Eco Bay (địa chỉ tại Khu đô thị mới Bắc sông Hà Thanh, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) khi nợ hơn 219 tỷ đồng.
Cùng với việc trên, HoREA cũng đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng để thực hiện Luật Nhà ở dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6…
Hiện nay, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và nền kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến hoạt động cho vay nói chung và đặc biệt là cho vay tiêu dùng nói riêng gặp nhiều thách thức với tỷ lệ tăng trưởng thấp. Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 1,53% so với cuối năm 2022 (mức tăng rất thấp so với 5 năm qua).
Trong 10 tháng đầu năm, có 70 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 180,4 nghìn tỷ đồng. Khối lượng mua lại trước hạn là 190,7 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022).
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn phát hành kéo dài 8 năm, đáo hạn vào 6/11/2031 với lãi suất 8,05% kèm thả nổi.
Lãnh đạo Vietcombank cho rằng, các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, tập trung vào phân khúc nhu cầu thực… thì mới tạo niềm tin được với các ngân hàng.
Cuộc họp giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường… cùng các doanh nghiệp bất động sản vào thời điểm đang dần phục hồi sau thời gian trầm lắng được xem là tin vui với thị trường bất động sản.
Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ nợ xấu (NPL) của top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên 2,24% tại cuối quý 3/2023 - mức cao nhất kể từ năm 2017.
Theo công bố, vào ngày 31/10, OCB đã phát hành thành công 850 trái phiếu mã OCBL2326010 và 500 trái phiếu mã OCBL2326011, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và thu về hơn 1.300 tỷ đồng.