Cụ thể, tại cuộc họp trên, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, tức tới hết năm nay theo Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Theo Phó thống đốc, thời gian qua nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đề xuất kéo dài chính sách này, trong bối cảnh kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, doanh nghiệp vẫn gặp khó và cần thêm thời gian có nguồn lực trả nợ vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ kéo dài thời gian áp dụng Thông tư 02/2022/TT-NHNN đến hết năm 2024.
“Mức độ, liều lượng của chính sách phải đảm bảo hài hòa hai vấn đề, là chất lượng hoạt động của các ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp, nên trước mắt chỉ kéo dài thêm 6 tháng”, Phó thống đốc cho biết.
Theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-NHNN, các khách hàng vay đủ điều kiện sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (không nhảy nhóm nợ).
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu nợ.
Thời gian cơ cấu không vượt quá 12 tháng từ ngày khoản nợ đến hạn.
Ảnh minh họa
Cũng theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, đến ngày 29/3, tín dụng nền kinh tế tăng 1,34% so với cuối năm 2023.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ cuối năm 2023 Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng và thông báo công khai nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng tăng trưởng tín dụng thời điểm đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây; trong đó, có nguyên nhân do nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước Tết nguyên đán; cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ở mức thấp do nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động...
Sang đến tháng 3, tín dụng đã tăng tích cực trở lại sau khi giảm trong 2 tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ./.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xem xét bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng miếng khác. Ngoài ra, việc đấu thầu vàng sẽ diễn ra vào thứ 2 tuần tới, tức ngày 22/4/2024.
Tổng giám đốc MB khẳng định, ngân hàng cho vay dựa trên các khoản dự án cụ thể, các khoản vay không đáng lo ngại do MB quản lý rủi ro và tài sản đảm bảo rất chặt chẽ.
Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, gói tín dụng 125.000 tỷ đồng phải chịu lãi suất khá cao 7,5%/năm và được điều chỉnh mỗi 6 tháng 1 lần và sau thời hạn ưu đãi lãi suất thì áp dụng lãi suất thỏa thuận, “thả nổi” nên người mua, thuê mua nhà ở xã hội có tâm lý “bất an” nên ngại vay.
Loạt nhân sự cao cấp xin từ nhiệm diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của ngân hàng, dự kiến tổ chức vào ngày 20/4 tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ kịp thời xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vàng và làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
NHNN cho biết, đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc ĐẤU THẦU VÀNG MIẾNG, nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, NHNN quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.
Tính đến ngày 14/4, với các chặng bay xuất phát từ Hà Nội đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... có tỷ lệ lấp đầy dao động khoảng 40 - 70%.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ triển khai loạt 4 giải pháp để xử lý chênh lệch giá vàng miếng.
Theo nhiều khách hàng, lãi vay thực tế đang cao gần gấp đôi so với lãi suất công bố. Biên độ cho vay được áp dụng bởi các ngân hàng cũng cao hơn nhiều so với báo cáo. Vì thế, lợi nhuận quý I/2024 mà nhiều ngân hàng công bố vẫn ghi nhận mức khả quan bất chấp tín dụng tăng trưởng chậm.