Chiều ngày 16/6, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Qua đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Đồng thời, việc điều chỉnh giảm trần lãi suất tiền gửi bằng VND các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, quyết định trong việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của tổ chức tín dụng lần này tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực trọng yếu là động lực cho tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Hạ lãi suất nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng tổ chức tín dụng mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ không chủ quan với áp lực lạm phát; trong bối cảnh lạm phát toàn cầu được dự báo còn tiếp tục duy trì ở mức cao; các ngân hàng trung ương lớn vẫn tiếp tục tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, neo giữ lãi suất ở mức cao. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Vào đầu tháng 6/2023, Bộ Tài chính đã giao Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm khẩn trương lưu hành kết luận thanh tra tại 04 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Với số vốn điều lệ mới, SHB sẽ vượt qua Techcombank để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có vốn điều lệ cao thứ 4 hệ thống.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm các loại lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế; trong đó, riêng tháng 3 có 2 lần giảm lãi suất, tháng 5 có một lần vào 25/5.
Đây là lần thứ 2 trong khoảng thời gian 8 tháng gần đây, Techcombank liên tục “bơm vốn” cho công ty em trai của Chủ tịch.
Đợt mua lại trái phiếu này dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày: 22/6, 23/6, 8/7 và 15/7.
Chỉ số lạm phát hạ nhiệt và trong tầm kiểm soát, sẽ giúp ngân hàng Nhà nước (NHNN) có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ và có thêm các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.
Moody’s đã quyết định hạ triển vọng của ngân hàng xuống tiêu cực, phản ánh kỳ vọng của cơ quan này rằng việc tăng trưởng tín dụng cao liên tục và kế hoạch mua lại một ngân hàng yếu kém của HDBank sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực tài chính của ngân hàng.
Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, Đại biểu Nguyễn Hải Trung - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đề nghị không quy định Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền điều tra vi phạm pháp luật về lĩnh vực ngân hàng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu đoàn thanh tra cần tiến hành khẩn trương, quyết liệt trong thời gian 30 ngày, kể cả ngày nghỉ.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng lãi suất vay “ưu đãi” này trong 05 năm và sau 05 năm thì ngân hàng thương mại và người mua, thuê mua nhà ở xã hội thỏa thuận lãi suất vay, hầu như có thể nhận định là lãi suất mới sẽ cao hơn, nên người mua nhà “sợ”, không dám vay.