Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, trong đó giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023, ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn thanh tra chuyên ngành về điện nhằm triển khai cụ thể những yêu cầu, nội dung và thời gian thanh tra.
Theo Quyết định số 1377/QĐ-BCT ngày 8/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN và các đơn vị liên quan từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023, Đoàn thanh tra chuyên ngành gồm lãnh đạo các đơn vị Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Dầu khí và than.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, trong những ngày gần đây đã xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung điện gây ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Trong vai trò quản lý nhà nước, ngay từ cuối năm 2022, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, có nhiều cuộc giao ban liên quan đến việc cung ứng điện của năm 2023 như biểu đồ cung cấp than, dầu, khí cho sản xuất điện và kế hoạch cung ứng điện.
“Có thể nói, Bộ Công Thương đã chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện cung ứng nguồn than cho chạy điện của các nhà máy nhiệt điện và đã góp phần cải thiện tình hình cung ứng điện”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Nhấn mạnh năng lượng nói chung, điện nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, tư lệnh ngành Công Thương cho rằng, để xảy ra tình trạng thiếu điện dù bất kỳ lý do gì cũng cần chỉ rõ nguyên nhân, tìm giải pháp khắc phục, xử lý thỏa đáng, kịp thời. Việc lập Đoàn Thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 01/01/2021 đến 01/6/2023 là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 517 ngày 6/6/2023 để tìm đúng nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng giao, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Đoàn thanh tra làm việc công tâm, khách quan dựa trên quy định của pháp luật và quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan chức năng; tình hình và kết quả thực hiện của EVN.
Theo đó, cần làm rõ việc cung ứng, chủ động nhiên liệu cho các nhà máy điện; vận hành hệ thống điện; huy động các nguồn điện (về mặt kỹ thuật), tính công bằng; vấn đề truyền tải điện; thực hiện huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
“Đoàn thanh tra cần tiến hành khẩn trương, quyết liệt trong thời gian 30 ngày kể cả ngày nghỉ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, đồng thời giao Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trực tiếp giám sát đoàn Thanh tra để có kết luận chính xác, khách quan. Phân công Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thay mặt Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo cuộc thanh tra này.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã trao đổi ý kiến liên quan đến việc phối hợp trong công tác thanh tra, các nội dung cần chú ý nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng trong thực hiện thanh tra.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc thành lập Đoàn thanh tra và tiến hành công tác thanh tra là thực hiện nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
“Do Đoàn thanh tra tiến hành công việc trong thời gian ngắn, làm việc liên tục kể cả vào các ngày nghỉ, khối lượng công việc nhiều nên cần tăng cường công tác nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm bảo đảm đáp ứng đủ yêu cầu công tác. Các cán bộ tham gia Đoàn thanh tra cần dành ưu tiên cao cho công việc”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay và yêu cầu cần khẩn trương xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương báo cáo. Cùng với việc lập Đoàn thanh tra, cũng cần tiến hành việc lập Đoàn giám sát thanh tra.
“Yêu cầu Đoàn thanh tra cần bắt tay ngay vào công việc kể từ ngày 10/6/2023”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa kế thừa đầy đủ tinh thần của Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước năm 2013. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng lãi suất vay “ưu đãi” này trong 05 năm và sau 05 năm thì ngân hàng thương mại và người mua, thuê mua nhà ở xã hội thỏa thuận lãi suất vay, hầu như có thể nhận định là lãi suất mới sẽ cao hơn, nên người mua nhà “sợ”, không dám vay.
Từ 26/5 - 6/6, ông Nguyễn Minh Khang, Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư LDG đã bán sạch 387.875 cổ phiếu LDG.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn về tài chính năm 2023, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2022, bên cạnh các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất thì cần thiết có giải pháp về miễn tiền chậm nộp để các doanh nghiệp, tổ chức có vốn tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sau khi OCB hoàn thành việc phát hành gần 685 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Hiện tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng vọt lên 2,6% so với 1,8% vào cuối 2022 và tỷ lệ LLR giảm xuống 38% so với 54%.
Từ ngày 1/7/2023, Chính phủ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.
Kiểm toán Nhà nước xác định một số tổ chức tín dụng không đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) là một trong số đó.
Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình về hơn 1 triệu tỷ đồng ngân sách nhà nước đang gửi Ngân hàng Nhà nước với lãi suất chỉ 0,8%/năm trong khi nhà nước vẫn phải đi vay, còn doanh nghiệp thì đói vốn?
Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của VietinBank.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).