Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2024 / 4:43

Cho vay mua nhà và ô tô nhiều, chất lượng tài sản của VIB bị suy yếu

Hiện tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng vọt lên 2,6% so với 1,8% vào cuối 2022 và tỷ lệ LLR giảm xuống 38% so với 54%.

Cho vay mua nhà và ô tô nhiều | chất lượng tài sản của VIB bị suy yếu |

Cho vay mua nhà và ô tô nhiều, chất lượng tài sản của VIB bị suy yếu

|

Thị trường bất động sản

|

Giá nhà đất

|

Chính sách bất động sản

|

Dự án mới

|

Xu hướng đầu tư bất động sản

|

Bất động sản xanh

|

Nguồn cung và cầu

|

Bất động sản nghỉ dưỡng

|

Tỷ suất lợi nhuận

|

Tình trạng pháp lý

|

Nhà ở xã hội

|

Bất động sản công nghiệp

|

Hà Nội

|

Hưng Yên

|

Bắc Ninh

|

Bình Dương

|

Hồ chí Minh. Bất động sản

|

Mua bán nhà đất

|

Chung cư

|

Đất nền

|

Căn hộ cao cấp

|

Khu đô thị

|

Nhà phố

|

Đầu tư bất động sản

|

Cho thuê nhà

|

Văn phòng cho thuê

|

Sổ đỏ

|

sổ hồng

|

Dự án bất động sản

|

Phân lô bán nền

|

Tư vấn bất động sản

|

Môi giới nhà đất

|

 

Công ty Chứng khoán Vndirect vừa phát hành báo cáo cập nhật về hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với chủ đề “Chất lượng tài sản suy yếu”.

Tại báo cáo trên, Vndirect cho biết, trong quý 1/2023, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 22,4% so với cùng kỳ (svck), nhờ NIM cải thiện 30 điểm cơ bản và tài sản sinh lời tăng 9,6% svck.

Theo báo cáo, VIB đã duy trì NIM ở mức cao cho đến quý 1/2023 nhờ cho vay cá nhân và thanh khoản dồi dào. Tỷ lệ chi phí/thu nhập vẫn trong tầm kiểm soát, đạt 33,4% trong quý đầu tiên của năm 2023 (so với 34,7% trong quý 1/2022), theo đó lợi nhuận trước dự phòng tăng 26% svck.

Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng vọt 68,2% svck (dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng là 20% - cao hơn mức trung bình các quý trước), khiến tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý 1/2023 chỉ còn 18,2% svck (2.155 tỷ đồng).

Diễn biến NIM của VIB thời gian gần đây. Nguồn: Vndirect.

Hiện cho vay doanh nghiệp và tiền gửi cá nhân tăng đang là xu hướng chính của các nhà băng, từ đó gây áp lực lên NIM của các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng có dư nợ cho vay bán lẻ cao, đặc biệt là thanh khoản dồi dào có thể hạn chế rủi ro trong giai đoạn khó khăn này và VIB là một trong số đó.

Theo báo cáo, VIB có thể quản lý tốt chi phí vốn nhờ thanh khoản ổn định với tỷ lệ LDR tương đối thấp 71% và cơ cấu vốn huy động đa dạng khi có nguồn vay liên ngân hàng bên cạnh nguồn tiền gửi khách hàng. Ước tính NIM của VIB sẽ chỉ giảm khoảng 6 điểm cơ bản xuống 4,7% trong 2023. Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng tài sản.

Hiện môi trường lãi suất cao đã làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng và khả năng trả nợ, từ đó làm giảm nhu cầu vay vốn. Mặt khác, các ngân hàng vẫn sẽ thận trọng hơn khi cho nhóm này vay để giảm thiểu nợ xấu trong hoàn cảnh hiện tại.

Chất lượng tài sản của VIB đang yếu đi. Nguồn Vndirect.

“Là ngân hàng bán lẻ tập trung vào cho vay mua nhà và ô tô (lần lượt chiếm ~50% và 40% cơ cấu cho vay), dư nợ cho vay của VIB đã giảm 1,2% so với đầu năm (+7% svck). Chất lượng tài sản cũng vì thế mà suy giảm: tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 2,6% (so với 1,8% vào cuối 2022) và tỷ lệ LLR giảm xuống 38% (so với 54% vào cuối 2022). Ước tính lợi nhuận ròng của VIB sẽ tăng trưởng chậm lại còn 13%/18% svck trong 2023-2024 (tăng trưởng kép 2020-2022 là 35%), do áp lực trích lập dự phòng vẫn còn cho dù NIM không đổi”, nhóm phân tích của Vndirect nhấn mạnh.

Theo: nhipsongthoidai.com.vn copy https://nhipsongthoidai.com.vn/cho-vay-mua-nha-va-o-to-nhieu-chat-luong-tai-san-cua-vib-bi-suy-yeu-2299.htm

Tin liên quan