Ảnh minh họa. |
Dành 57,4% tài sản mua trái phiếu
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life) bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2005 và thành lập Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Quỹ Chubb Life (Chubb Life FMC) vào năm 2013.
Trong vài năm gần đây, Chubb Life ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kể.
Đóng góp một phần quan trọng vào thành tựu này chính là kênh trái phiếu. Tại ngày 31/12/2022, Chubb Life ghi nhận 502 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, 492 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp dài hạn và gần 9.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, tới cuối năm 2022, tổng số tiền mà Chubb Life đưa vào kênh trái phiếu là 9.965 tỷ đồng, chiếm 57,4% tổng tài sản. Đáng chú ý, một phần trong đó được đầu tư vào Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt, một doanh nghiệp bất động sản đang đối mặt rất nhiều khó khăn.
Cụ thể, hồi cuối năm 2022, trong khoản mục Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn – ngắn hạn, công ty ghi nhận 502 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng mạnh so với con số 276 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Trong đó có lô 5.000 trái phiếu mã PDRH2123010 với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng được đảm bảo bằng cổ phiếu của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR). Công ty sở hữu 500 trái phiếu với tổng mệnh giá 50 tỷ đồng.
Phát Đạt đã bổ sung tài sản đảm bảo cho 2 lô trái phiếu bằng 152 triệu cổ phần phổ thông của một công ty con. Công ty con này đang nắm giữ quyền sử dụng đất do nhà nước cho thuê trả bằng tiền hàng năm và tài sản gắn liền với đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chubb Life âm dòng tiền
Có thể thấy, Chubb Life đã rót tiền mua trái phiếu do Phát Đạt phát hành. Tài sản đảm bảo ban đầu là cổ phiếu PDR. Lô trái phiếu PDRH2123010 được phát hành trong ngày 23/12/2021.
Ở thời điểm đó, thị giá PDR là 69.550 đồng/CP. Tới ngày “chốt sổ” báo cáo tài chính năm 2022, giá PDR chỉ còn 13.600 đồng/CP, tương ứng mức giảm 55.950 đồng/CP (80,4%). Để bù đắp cho đà giảm giá sâu của tài sản đảm bảo, Phát Đạt đã phải bổ sung tài sản đảm bảo như đã nêu trên.
Chubb Life Việt Nam đầu tư tới 500 tỷ mua trái phiếu Phát Đạt. |
Kết quả kinh doanh của Phát Đạt ngày càng xuống dốc khi các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của công ty đều giảm sốc trong quý 1/2023. Trong kỳ, Phát Đạt ghi nhận doanh thu giảm 433 tỷ đồng, tương đương 69,3% xuống 192 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 260 tỷ đồng, tương đương 92,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Không chỉ có vậy, trong thời gian gần đây, Phát Đạt liên tục công bố thay đổi điều khoản trái phiếu, trong đó có “khất nợ”. Động thái này được cho là ảnh hưởng không nhỏ tới các trái chủ của công ty.
Chưa rõ việc đầu tư vào trái phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Chubb Life hay không. Chỉ biết rằng, cuối năm 2022, công ty đã rơi vào tình trạng âm dòng tiền dù doanh thu và lợi nhuận cùng cải thiện.
Cụ thể, trong năm 2022, Chubb Life ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 4.594 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 4.327 tỷ đồng của năm 2021. Nhờ kiểm soát tốt chi phí, năm 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 106 tỷ đồng, tương đương 13,5% lên 890 tỷ đồng.
Kết quả là tổng tài sản của Chubb Life tăng từ 15.080 tỷ đồng lên 17.333 tỷ đồng nhưng tiền mặt lại giảm 97 tỷ đồng, tương đương 12,2% xuống 700 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2022, lưu chuyển tiền thuần trong năm của Chubb Life là âm 95,6 tỷ đồng dù trước đó là dương 210 tỷ đồng hồi cuối năm 2021. Nguyên nhân đến từ việc Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới 1.494 tỷ đồng.
Chỉ trong 6 tháng qua, vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác tài sản VIB (VIBAMC) đã tăng tới 8,5 lần nhờ hơi vào sự góp vốn của công ty mẹ là VIB.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng thương mại có thể thấy, tính đến thời điểm cuối quý 1/2023, Ngân hàng Quân đội (MB Bank) là nhà băng đứng đầu hệ thống về giá trị trái phiếu doanh nghiệp.
Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland đăng ký mua 3.450.000 cổ phiếu NVL của Novaland từ 2/6 - 30/6.
Các lô trái phiếu được TPBank mua lại, gồm: TPBL2124003, TPBL2225001, TPBL2225002, TPBL2225003, TPBL2225004, TPBL2225005.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (Mã chứng khoán THG - sàn HOSE) lại tiếp tục có người thân lãnh đạo giao dịch “chui” cổ phiếu với lý do chưa nắm rõ quy định.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát các gói tín dụng 40.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn...
Đây là tin vui với cổ đông đang nắm giữ trái phiếu của HDB trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản xin khất nợ thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Điều này cũng cho thấy “sức khỏe” của nhà băng này đang rất tốt.
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn từ ngày 25/5.
CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên vừa bị Cục Thuế tỉnh Bình Dương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế do kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ 25/5, trần lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.