Ngày 16/5 vừa qua, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Nam Tân Uyên), địa chỉ: đường DT 747B, khu phố Long Bình, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương do ông Hà Trọng Bình, chức vụ Tổng Giám đốc làm đại diện theo pháp luật.
Nam Tân Uyên đã có hành vi vi phạm hành chính kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Cục Thuế tỉnh Bình Dương xử phạt 286.154.174 đồng (20% số thuế kê khai), truy thu 1.430.770.872 đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 49.113.871 đồng tiền chậm nộp. Tổng cộng, số tiền Nam Tân Uyên phải nộp là 1.766.038.917 đồng.
Được biết, Nam Tân Uyên hoạt động trong lĩnh vực: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; thoát nước và xử lý nước thải; thu gom rác thải không độc hại; thu gom rác thải độc hại; xử lý và tiêu hủy chất thải…
Nam Tân Uyên là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cụ thể, công ty đang sở hữu khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC1) diện tích 331,98 ha đã hoàn thành vào 2005-2010; khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (NTC2) diện tích 288,52 ha đã hoàn thành vào 2010-1015 và dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 diện tích 346 ha bắt đầu triển khai từ 2016 đến nay nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Bình Dương ra quyết định cho thuê đất.
Trong quý 1 vừa qua, Nam Tân Uyên đạt 58 tỷ đồng doanh thu, tăng 9% so cùng kỳ năm trước và 80 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,2%.
Công ty có tổng tài sản 4.120 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở chi phí trả trước dài hạn 1.797 tỷ đồng (tiền thuê đất 999 tỷ đồng trả trước một lần cho UBND tỉnh Bình Dương; chi phí trả trước tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại thêm cho CTCP Cao su Phước Hòa do thanh lý sớm vườn cây cao su 704 tỷ đồng nhằm xây dựng dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2…), chiếm tỷ lệ 43,6% tổng tài sản; tiền gửi ngân hàng 1.116 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,1%. Để có điều này, Nam Tân Uyên nhờ vào doanh thu nhận trước tiền cho thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp 2.962 tỷ đồng.
Đến nay, Nam Tân Uyên có vốn điều lệ 240 tỷ đồng với 3 cổ đông lớn là: CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) sở hữu 32,85%; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group) sở hữu 20,42% và CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) sở hữu 19,95%. Các cổ đông nhỏ lẻ khác sở hữu tỷ lệ 26,78%.
Cổ phiếu NTC của Nam Tân Uyên chào sàn UPCoM từ 19/12/2016. NTC luôn là một trong những cổ phiếu có thị giá cao trong top đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ ngày chào sàn UPCoM đến khi đạt đỉnh 287.060 đồng/cổ phiếu vào 18/12/2020, NTC đã tăng 35,8 lần. Tuy nhiên, từ đó đến nay, NTC giảm 48,8%, còn 147.000 đồng vào lúc đóng cửa 24/5/2023.
Từ 25/5, trần lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tại các tổ chức tín dụng có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Thanh khoản trên hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng.
Đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được danh mục các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Do đó, mặc dù được triển khai từ 01/04/2023 nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ thuộc chương trình cho vay gói 120.000 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3, Techcombank đang nắm 98,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm; trong đó, ngân hàng đang có 31,1 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (giảm 15,2%), 28,2 tỷ đồng trái phiếu do các TCTD khác phát hành (giảm 17,7%) và gần 37,8 nghìn tỷ đồng TPDN (giảm 7,9% so với đầu năm).
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ cân nhắc điều kiện nếu được thì sẽ giảm lãi suất điều hành, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) với sự hỗ trợ từ VISA, chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng cao cấp Signature dành riêng cho khách hàng ưu tiên SeAPremium của SeABank.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu.
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.
Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).