Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – HoSE: TCB) ngày 18/5 đã công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo đó, vào ngày 12/5, nhà băng này đã tiến hành mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành mã TCB2225003. Đây là lần đầu tiên Techcombank mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023.
TCB2225003 được phát hành ngày 12/5/2022, có thời hạn 3 năm và là trái phiếu được phát hành tại thị trường trong nước.
Theo dữ liệu của HNX, nhà băng này đang có 10 lô trái phiếu niêm yết trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và thời hạn đáo hạn của tất cả các lô trái phiếu này đều trong năm 2025.
10 lô trái phiếu của Techcombank đang niêm yết trên HNX.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2023, đến cuối tháng 3, Techcombank đang nắm 98,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm nhẹ 4,6% so với đầu năm; trong đó, ngân hàng đang có 31,1 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (giảm 15,2%), 28,2 tỷ đồng trái phiếu do các TCTD khác phát hành (giảm 17,7%) và gần 37,8 nghìn tỷ đồng TPDN (giảm 7,9% so với đầu năm).
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 1/2023, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.600 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ và tăng 18,5% so với quý 4/2022.
Nguyên nhân chính là do tín dụng – mảng kinh doanh chính của ngân hàng ghi nhận khoản lãi giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 6.527 tỷ đồng. Hoạt động kinnh doanh ngoại hối cũng lỗ tới 229 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 34 tỷ đồng; mảng chứng khoán đầu tư lỗ gần 31 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 3/2022, tổng tài sản của Techcombank ở mức hơn 723,5 nghìn tỷ đồnng, tăng 3,5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 465,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,7%, chủ yếu tăng trưởng ở cho vay kinh doanh bất động sản.
Thuyết minh báo cáo cho biết, riêng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản của Techcombank đến cuối tháng 3 đã đạt 147,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh tới 35,9% so với đầu năm và chiếm tới 31,8% tổng cho vay khách hàng.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 3/2023, Techcombank có 3.946 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng mạnh tới 30,1% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó bị kéo lên 0,85%, so với mức 0,72% hồi đầu năm nay.
Liên quan đến ngân hàng này, HĐQT Techcombank vừa có nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng có thời hạn 12 tháng với giá trị 100 tỷ đồng cho CTCP Phúc Long Heritage (PLH) để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Techcombank cũng cấp thêm mức tín dụng 250 tỷ đồng cho Phúc Long. Khoản tín dụng này có thời hạn 24 tháng, nhằm tài trợ chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH The Sherpa - Công ty con của Tập đoàn Masan (tỷ lệ sở hữu 99,99%) là đơn vị bảo lãnh cho khoản vay của Phúc Long tại Techcombank, qua đó chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh từ các hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa Phúc Long và Techcombank. Trước đó, vào ngày 7/4, The Sherpa đã tiến hành nâng vốn điều lệ từ 7.824,8 tỷ đồng lên 9.726,5 tỷ đồng.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ cân nhắc điều kiện nếu được thì sẽ giảm lãi suất điều hành, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) với sự hỗ trợ từ VISA, chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng cao cấp Signature dành riêng cho khách hàng ưu tiên SeAPremium của SeABank.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu.
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.
Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Hiện nay, cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong 27 cổ phiếu ngân hàng.
Với 34.006 tỷ đồng tăng thêm trong quý 1, tiền gửi của khách hàng tại HDBank đã tăng 15,8% giúp ngân hàng này có tăng trưởng tiền gửi đứng thứ hai trong ngành.
Lợi nhuận trước thuế trong quý 1 của 27 ngân hàng niêm yết đạt 65.826 tỷ đồng, mặc dù giảm 3,5% YoY nhưng đây là quý mà lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 4296/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.