Tại ngày 31/3/2023, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) có 94.792 tỷ đồng tổng tài sản, giảm mạnh từ mức 105.148 tỷ đồng của thời điểm 31/12/2022 chủ yếu do tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh nhất.
Trong quý 1, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của VietABank giảm 69,1% (-14.703 tỷ đồng) và còn 6.586 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền gửi của các tổ chức tính dụng khác tại VietABank cũng giảm đi một lượng gần tương đương là -68,8% (-14.155 tỷ đồng) và còn 6.417 tỷ đồng.
Hoạt động tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng tại VietABank trong quý vừa qua đều diễn ra tích cực với tỷ lệ tăng trưởng cao, trên mức bình quân của toàn ngành. Cụ thể, tiền gửi của khách hàng tăng 9,8% (+6.891 tỷ đồng), đạt 77.086 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 6,6% (+4.112 tỷ đồng), đạt 66.620 tỷ đồng.
Quý 1, VietABank ghi nhận 500 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY) (-16 tỷ đồng) do lãi thuần từ hoạt động khác giảm mạnh. Trong công văn giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trọng, Quyền Tổng Giám đốc VietABank cho biết, thu nhập từ hoạt động xử lý nợ giảm, theo đó thu lãi thuần từ hoạt động khác giảm 91,7% YoY (-233 tỷ đồng).
Kinh doanh ngoại hối ghi nhận thua lỗ 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi thuần 1 tỷ đồng.
Thu nhập lãi thuần là điểm sáng của VietABank trong quý vừa qua khi tăng trưởng đến 77,3% YoY (+194 tỷ đồng), đạt 446 tỷ đồng. Đặc biệt, VietABank là ngân hàng duy nhất có tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần và khoản thu nhập tương tự (+71,7% YoY) lớn hơn chi phí lãi và các chi phí tương tự (+70,2% YoY). Hiện nay, thu nhập lãi thuần đang chiếm 89,2% tổng thu nhập hoạt động, tăng mạnh từ mức 48,7% trong quý 1/2022 do lãi thuần từ hoạt động khác giảm từ 49,1% về 4,2% tổng thu nhập hoạt động.
Các hoạt động còn lại đều tăng trưởng tốt nhưng đóng góp chung vào tăng trưởng của tổng thu nhập hoạt động không lớn. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 45,9% (+4 tỷ đồng). Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không phát sinh thu nhập. Mua bán chứng khoán đầu tư đạt 16 tỷ đồng lãi thuần trong khi cùng kỳ lỗ 1 tỷ đồng.
Quý 1/2022, VietABank ghi nhận 1 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng nhưng quý 1/2023 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 30 tỷ đồng. Bên cạnh, chi phí hoạt động tăng 26,3% YoY (+47 tỷ đồng) nên lợi nhuận trước thuế của VietABank trong quý 1 vừa qua giảm 27,9% YoY (-95 tỷ đồng), đạt 245 tỷ đồng.
Hiện nay, lợi nhuận trước thuế của VietABank cao thứ 21/27 ngân hàng niêm yết và xếp trên KienlongBank, Vietbank, PG Bank, Saigonbank, BVBank, NCB.
Đóng cửa ngày 5/5, cổ phiếu VAB của VietABank đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, giảm 14% so với đầu năm nên vốn hóa chỉ còn 4.293 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu VAB có mức giá thấp nhất trong 27 cổ phiếu ngân hàng.
VietABank có HĐQT, BKS mới nhiệm kỳ 2023 - 2028
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của VietABank đã bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới. HĐQT gồm: ông Phương Thành Long (Chủ tịch), ông Phan Văn Tới (Phó Chủ tịch), ông Trần Tiến Dũng, ông Nguyễn Hồng Hải và ông Lê Hồng Phương. BKS gồm: bà Nguyễn Kim Phượng, ông Hoàng Vũ Tùng và ông Nguyễn Văn Thành. Thù lao và thưởng của HĐQT, BKS năm nay dự kiến 10 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm nay, VietABank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 15%, đạt 1.275 tỷ đồng. Tại 31/12/2023, tổng tài sản sẽ tăng 7% so với 31/12/2022, đạt 112.707 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 17%, đạt 82.149 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 14%, đạt 71.286 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Năm 2023, VietABank không thực hiện tăng vốn điều lệ.
Với 34.006 tỷ đồng tăng thêm trong quý 1, tiền gửi của khách hàng tại HDBank đã tăng 15,8% giúp ngân hàng này có tăng trưởng tiền gửi đứng thứ hai trong ngành.
Lợi nhuận trước thuế trong quý 1 của 27 ngân hàng niêm yết đạt 65.826 tỷ đồng, mặc dù giảm 3,5% YoY nhưng đây là quý mà lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 4296/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Với 6.920 tỷ đồng đạt được trong quý 1, lợi nhuận trước thuế của BIDV bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai trong ngành ngân hàng.
Tòa nhà này trước đây là tòa tháp B Vincom Bà Triệu, được Techcombank mua lại từ Vingroup năm 2011 và sau đó đổi tên thành Techcombank Tower, được ngân hàng sử dụng làm hội sở chính từ năm 2012 - 2022.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương 3% kể từ ngày 4 tháng 5 năm 2023.
Trong quý 1, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 983 tỷ đồng, tăng 17,7% YoY nhờ tổng thu nhập tăng 4,8% nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 22,1%.
Bức tranh kinh doanh của ngân hàng không mấy sáng sủa khi tổng tài sản sụt giảm, lợi nhuận đi xuống trong khi nợ xấu có dấu hiệu tăng cao.
Năm 2023, OCB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, dự kiến phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 50%. Nếu thành công, vốn điều lệ sẽ được tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Tổng tài sản của VietABank tới thời điểm cuối tháng 3/2023 chỉ còn gần 94,8 nghìn tỷ đồng, giảm tới 9,8% so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu là do giảm ở tiền gửi tại các TCTD khác.