Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).
Nợ xấu nội bảng của phần lớn các thành viên được kiểm soát dưới 3%, nhưng theo Nhà điều hành, một số khoản nợ chưa phải là nợ xấu nhưng có nguy cơ chuyển nhóm nợ, như các khoản được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ hay các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái.
Còn theo thống kê mới nhất của chúng tôi từ BCTC quý 1/2023 của 27 NHTM, tổng quy mô nợ xấu nội bảng đã tăng tới hơn 24% chỉ trong vòng 3 tháng qua, từ mức 170,5 nghìn tỷ đồng lên hơn 180,6 nghìn tỷ đồng.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng tới 147,4% lên mức 2.542 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ tăng 18,7% lên mức 5.043 tỷ đồng; Nợ có khả năng mất vốn tăng 3,1% đạt mức gần 3.383 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu nội bảng của NCB đạt gần 10.969 tỷ đồng, tăng 28,2% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó lập “kỷ lục” mới, tới 23% như đã nói ở trên.
Cũng cần lưu ý, ngoài con số gần 11 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng, NCB vẫn còn thêm khoản nợ xấu gần 5.950 tỷ đồng dưới dạng trái phiếu đặc biệt tại Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam – DATC và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam.
Trong khi lợi nhuận trước thuế lao dốc tới 77% so với cùng kỳ, VPBank cũng là một trong những thành viên có tỷ lệ nợ xấu cao nhất hệ thống – 6,24% tính đến cuối quý 1/2023, tăng 0,51 điểm % so với đầu năm. Nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nợ dưới tiêu chuẩn (tăng tới 57% và chiếm 43% tổng nợ xấu).
Tại ABBank, nợ xấu nội bảng của ngân hàng đã tăng vọt 35% trong 3 tháng qua, lên gần 3.200 tỷ đồng do nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp đôi. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó đã tăng mạnh từ mức 2,88% hồi đầu năm lên tới 4,03% khi kết thúc quý 1/2023.
Tương tự, một loạt nhà băng khác bao gồm VietBank, VIB và OCB cũng đồng loạt ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng vọt qua mức “lằn ranh đỏ” 3%, lần lượt đạt 4,31%, 3,64% và 3,32%/cho vay.
Xét về tốc độ gia tăng quy mô nợ xấu, TPBank đang giữ vị trí “quán quân” khi con số nợ xấu tăng tới 84% chỉ trong 3 tháng đầu năm nay. Tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng bị kéo mạnh từ 0,84% lên 1,45% khi kết thúc quý 1. Ngoài TPBank thì MB, OCB và VIB cũng là những cái tên gây chú ý khi quy mô nợ xấu tăng tới trên dưới 50% chỉ trong 3 tháng qua, với mức tăng lần lượt 68%, 51,4% và 46,7%.
Trong khi nợ xấu gia tăng, số liệu trong BCTC của các ngân hàng cho thấy nguồn lực đối ứng với nợ xấu lại có dấu hiệu sụt giảm khá mạnh.
Khảo sát cho thấy, có tới 21/27 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm trong 3 tháng qua, trong đó có ngân hàng giảm mạnh tới 51 điểm % như tại TPBank, giảm 46 điểm % tại BIDV, 42 điểm % tại ACB…
Điều đáng lưu ý, khảo sát cho thấy, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lại là những thành viên sở hữu tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống.
Tại NCB, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến cuối tháng 3/2023 mới chỉ ở mức 9% (giảm 2 điểm % so với đầu năm), tức với mỗi đồng nợ xấu, ngân hàng mới chỉ có 0,09 đồng để dự phòng. Tương tự, tỷ lệ này tại VietBank mới chỉ dừng ở mức 25%, tại ABBank là 36% và VIB là 38%,…
Tỷ lệ nợ xấu là một thước đo quan trọng đánh giá chất lượng tài sản của các nhà băng. Một khi không thể kiểm soát tỷ lệ này dưới mức “lằn ranh đỏ” 3%, ngân hàng sẽ bị vướng nhiều giới hạn hoạt động theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước, như mở rộng chi nhánh, mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu hay không được mua và nắm giữ cổ phiếu nhà băng khác...
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.
Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Hiện nay, cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong 27 cổ phiếu ngân hàng.
Với 34.006 tỷ đồng tăng thêm trong quý 1, tiền gửi của khách hàng tại HDBank đã tăng 15,8% giúp ngân hàng này có tăng trưởng tiền gửi đứng thứ hai trong ngành.
Lợi nhuận trước thuế trong quý 1 của 27 ngân hàng niêm yết đạt 65.826 tỷ đồng, mặc dù giảm 3,5% YoY nhưng đây là quý mà lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 4296/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Với 6.920 tỷ đồng đạt được trong quý 1, lợi nhuận trước thuế của BIDV bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai trong ngành ngân hàng.
Tòa nhà này trước đây là tòa tháp B Vincom Bà Triệu, được Techcombank mua lại từ Vingroup năm 2011 và sau đó đổi tên thành Techcombank Tower, được ngân hàng sử dụng làm hội sở chính từ năm 2012 - 2022.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương 3% kể từ ngày 4 tháng 5 năm 2023.