Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam bộ diễn ra vào chiều 11/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã đưa ra một số giải pháp của ngành ngân hàng.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng hiện tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, kinh doanh khó khăn do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khó khăn ở đâu, thì tháo gỡ vướng mắc ở đó. Tăng trưởng toàn nền kinh tế chậm lại trong quý 1, nguyên nhân quan trọng đó là xuất khẩu giảm 20%. Tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu rất lớn, nhưng việc cải thiện thị trường xuất khẩu cần có thời gian.
Về vấn đề tăng trưởng tín dụng chậm, Thống đốc cho rằng nguyên nhân do sản xuất kinh doanh khó khăn, không có đầu ra, đơn hàng giảm, thị trường thu hẹp do đó nhu cầu vay vốn giảm. Đối với nhóm này, tháo gỡ khó khăn là tháo gỡ khó khăn đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, chứ không phải là vấn đề tín dụng.
Còn đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, đặc biệt là vốn lưu động, NHNN cũng đã có nhiều kiến nghị, giải pháp từ các chính sách khác để hỗ trợ, từ các quỹ bảo lãnh, để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Bà cho biết trong thời gian tới NHNN sẽ cân nhắc điều kiện nếu được thì sẽ giảm lãi suất điều hành, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất.
Về việc điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần phải cân đối làm sao vừa phải tăng trưởng tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất… cân nhắc phối hợp các chính sách để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ.
Đối với tín dụng tiêu dùng, người dân không vay để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, mà chủ yếu vay mua nhà, ô tô, xe máy… Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, người dân chưa thúc đẩy tín dụng tiêu dùng vào bất động sản.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng nêu 70% là vướng mắc về pháp lý, cần tháo gỡ pháp lý, tự khắc tín dụng đối với bất động sản và người mua nhà sẽ trở lại, có điều kiện tăng tín dụng bất động sản.
Về tín dụng bất động sản, trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, người dân chưa thúc đẩy tín dụng tiêu dùng để mua nhà. Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng nêu 70% là vướng mắc về pháp lý, cần tháo gỡ pháp lý, tự khắc tín dụng đối với bất động sản và người mua nhà sẽ trở lại, có điều kiện tăng tín dụng bất động sản.
Thống đốc đánh giá tín dụng bất động sản có vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, vướng mắc này được tháo gỡ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
Với đề xuất nghiên cứu các điều kiện phù hợp, làm sao định giá tài sản thế chấp, giải ngân trên tài sản và một số trường hợp có tín dụng tốt, có đơn hàng, hợp đồng thì có thể mở rộng áp dụng tín chấp, Thống đốc cho hay các TCTD là doanh nghiệp đặc thù, có những hoạt động rủi ro lan truyền nên phải hoạt động theo quy định của NHNN nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng cho vay nhưng phải đảm bảo khi người dân rút tiền phải đảm bảo. Các ngân hàng cũng phải cấp tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn hệ thống.
Đến ngày 31/3/2023, dư nợ tín dụng BĐS đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, tăng 3,51% so với cuối năm 2022, (chiếm 21,83% tổng dư nợ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 2,12%. Trong đó, dư nợ BĐS khu vực Đông Nam bộ gần 1,1 triệu tỷ đồng, giảm 1,74% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 41,12% tổng dư nợ tín dụng BĐS.
Trong thời gian vừa qua, NHNN đã ban hành hai thông tư (Thông tư 02, Thông tư 03) để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp có khó khăn tạm thời, giãn hoãn nợ để giữ nguyên nhóm nợ, để có khoản vay mới.
Riêng khó khăn về tín dụng và lãi suất, NHNN cũng đã chỉ đạo chi nhánh NHNN các tỉnh, TP phối hợp sở, ban ngành địa phương, làm rõ vì sao doanh nghiệp không thể vay vốn được tại ngân hàng.
Về bảo hiểm, theo quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động liên quan, vừa qua NHNN cũng đã phối hợp để tiếp cận, làm rõ các vấn đề vướng mắc về bảo hiểm. Tổ chức tín dụng tuyệt đối không được giao chỉ tiêu về bảo hiểm.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) với sự hỗ trợ từ VISA, chính thức ra mắt dòng thẻ tín dụng cao cấp Signature dành riêng cho khách hàng ưu tiên SeAPremium của SeABank.
Hiện, NCB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay cao nhất hệ thống, tới 23%, tức cứ mỗi 100 đồng cho vay ra thì có tới 23 đồng trở thành nợ xấu.
Trong quý 1/2023, NIM (biên lãi thuần) của một số ngân hàng thương mại như TCB, TPB, VPB, MBB… giảm mạnh do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng - 2 lĩnh vực có lợi suất cao hơn các khoản vay thông thường đang khó khăn.
Việc giá vàng miếng lập đỉnh lịch sử đã giúp các “ông lớn” vàng bạc ghi nhận doanh thu cao kỷ lục, từ đó mang về lãi lớn.
Nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Hiện nay, cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong 27 cổ phiếu ngân hàng.
Với 34.006 tỷ đồng tăng thêm trong quý 1, tiền gửi của khách hàng tại HDBank đã tăng 15,8% giúp ngân hàng này có tăng trưởng tiền gửi đứng thứ hai trong ngành.
Lợi nhuận trước thuế trong quý 1 của 27 ngân hàng niêm yết đạt 65.826 tỷ đồng, mặc dù giảm 3,5% YoY nhưng đây là quý mà lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ Tài chính vừa có công văn số 4296/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Với 6.920 tỷ đồng đạt được trong quý 1, lợi nhuận trước thuế của BIDV bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai trong ngành ngân hàng.