Theo kết quả điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỉ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%), trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Sau dịch COVID-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh (SXKD) gia tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Cũng theo NHNN, hiện chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường 1 (tỉ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường 1) bằng VND ở mức 101,45%, giảm so với mức 102,28% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn. Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỉ giá trong nước.
NHNN cho biết, mặt bằng lãi suất thế giới gia tăng trong năm 2022 và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 10 lần tăng lãi suất (hiện lãi suất mục tiêu Fed Fund ở mức 5,0-5,25%/năm; ECB: lãi suất tái cấp vốn là 3,5%/năm, lãi suất tiền gửi là 3,0%/năm). Áp lực lạm phát trong nước (lạm phát bình quân 4 tháng năm 2023 ở mức 3,84%; lạm phát cơ bản tăng 4,9%; mục tiêu lạm phát năm 2023 là 4,5%. Áp lực lạm phát hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên tổ chức tín dụng (TCTD) khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu vào của TCTD ở mức cao. Huy động vốn đến ngày 27/4/2023 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%.
Thông tư số 02/2023/TT-NHNN mới ban hành ngày 23/4/2023 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn tức là TCTD chưa thu nợ khi đến hạn trong khi TCTD vẫn phải bảo đảm chi trả tiền gửi, làm giảm doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên gây áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất. Đồng thời, hệ thống ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, nâng cấp chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế…, một số NHTM quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.
Theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do TCTD và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc TCTD điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi hoặc TCTD chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay mà TCTD và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì TCTD tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng.
Bên cạnh đó, NHNN cũng quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND (hiện ở mức 4,5%/năm) của TCTD đối với khách hàng nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn nhằm giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo báo cáo, đến nay, mặt bằng lãi suất thị trường đã dần ổn định, nhiều NHTM đã giảm lãi suất cho vay. Hiện lãi suất cho vay VND phát sinh mới của các NHTM ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).
NHNN khẳng định, thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; đồng thời tiếp tục khuyến khích các TCTD triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Dự báo tới cuối năm 2023 lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm để kích thích tăng trưởng tín dụng.
Từ ngày 17/5/2023, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức giải chạy thường niên SeABank Run For The Future 2023 (SeARun 2023) trên nền tảng trực tuyến thông qua ứng dụng Uprace nhằm phát động phong trào rèn luyện thể thao, đồng thời gây quỹ trao tặng học bổng trọn đời phổ thông cho 10 em học sinh nghèo hiếu học và trồng 25.000 cây xanh bảo vệ môi trường.
Thời điểm hiện tại, huyện Gia Lâm cần hoàn thành 5 tiêu chí như mật độ đường giao thông đô thị; Công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị…
Hàng loạt ngân hàng lớn đã thông báo bảng lãi suất huy động mới nhất, với mức giảm từ 0,2 - 0,3%/năm cho nhiều kỳ hạn.
Các ý kiến tại Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách, cân đối nguồn thu; số liệu lợi nhuận ước tính cần phải nộp vào ngân sách… khi đề xuất tăng hơn 17.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho ngân hàng NN&PTNT (Agribank)…
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra một loạt doanh nghiệp xi măng về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã lên kế hoạch sớm cấp sổ hồng cho hơn 81.000 căn hộ trên địa bàn
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2614/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội năm 2023.
Sau khi nghiên cứu 12 triệu lượt ý kiến góp ý, Dự thảo Luật Đất đai được hoàn thiện với việc chỉnh lý, sửa đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng…
Vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới, các công trình mang tính biểu tượng, và nhiều trải nghiệm du lịch đẳng cấp, khác biệt – đó là lý do đưa Phú Quốc trở thành điểm đến mới mà du khách trên toàn thế giới nên đến ít nhất một lần.