Như VnMedia đã đưa tin về việc Ngân hàng Nhà nước trình UBTVQH cho ý kiến về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Tại phiên thảo luận về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Agribank đã có từ khóa 14. Riêng trong giai đoạn 2021-2023, Nghị quyết 43/2022/QH15 đã có quy định, sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 để thực hiện Nghị quyết số 43 trong đó quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho NN&PTNN từ nguồn ngân sách nhà nước trong Quý 1/2022. Nhưng đến nay đã sang Quý 2/2023 mới trình.
“Việc chậm trễ này là trách nhiệm của ai, vấn đề kỷ luật, kỷ cương tài chính, trách nhiệm công vụ?” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đánh giá, một số nội dung tại Tờ trình còn chưa rõ đây là trình để Quốc hội quyết định việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank hay là chủ trương đầu tư vốn điều lệ.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội chỉ quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư; còn quyết định đầu tư là của Chính phủ. Cần thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để có báo cáo làm rõ và thể hiện rõ trong dự thảo nghị quyết.
Mặt khác, tổng số dự kiến bổ sung vốn hơn 17.000 tỷ động nhưng chỉ bố trí từ ngân sách nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng, số còn lại chuyển từ xuất cấp. Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, việc trình Quốc hội quyết định một số tiền mà chưa có trong dự toán liệu có đúng thẩm quyền?
Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận, việc trình ban hành nghị quyết nhưng hồ sơ trình lại không có dự thảo nghị quyết, gây khó khăn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Vân Chi đề nghị Chính phủ làm rõ về một số số liệu liên quan đến các khoản lợi nhuận sau thuế. Bởi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Vân Chi cho rằng, tính chính xác về số liệu lợi nhuận ước tính cần phải nộp vào ngân sách nhà nước vẫn chưa rõ, cần được cơ quan kiểm toán nhà nước làm rõ.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết, theo quy định tại Luật Đầu tư công, dự án trên 1.000 tỷ thì phải trình Quốc hội. Do vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc Chính phủ trình Quốc hội nội dung này là có cơ sở pháp lý và đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, hồ sơ này đang thiếu dự thảo Nghị quyết, đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, trong đó nêu rõ trong Tờ trình và kèm theo dự thảo Nghị quyết để có cơ sở tiếp tục thẩm tra.
Làm rõ cơ sở pháp lý của việc tăng vốn cho Agribank, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội giao Chính phủ: “Chỉ đạo xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 - 2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank.
Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 11/NQ-CP Chính phủ đã chỉ đạo: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước.
Về việc Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, từ dự toán chi ngân sách trung ương năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 trong đó đã bổ sung 6.753 tỷ đồng, phần còn lại (10.347 tỷ đồng), nếu Quốc hội cho phép sẽ được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, về quy trình triển khai, phần tăng vốn theo Nghị quyết của Quốc hội, Quốc hội đã cho chủ trương, đã có nguồn để tăng vốn, theo quy trình thì NHNN sẽ trình Chính phủ quyết định đầu tư. Tuy nhiên, khi tăng vốn như vậy thì phải xây dựng phương án tăng vốn cho 3 năm 2021-2023, mức tăng vốn vượt qua hạn mức nên phải trình Quốc hội xem xét, cho chủ trương để Chính phủ quyết định.
Giải trình thêm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hồ sơ trình đã báo cáo rõ quy trình theo quy định hiện hành, sau khi có chủ trương, NHNN sẽ trình Chính phủ quyết định việc tăng vốn và sẽ tiến hành các bước tiếp theo đúng theo các quy định của pháp luật.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn cho biết, Agribank đang rất khát vốn, đang ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không có sự cách biệt, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank đề nghị tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo tăng trưởng để đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng, đặc biệt với ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Phát biểu ý kiến về việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, Chính phủ đã giao cho Agribank chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc gửi hồ sơ, tài liệu liên quan và tính chính xác về nội dung cũng như các số liệu đề cập.
Hiện hồ sơ tài liệu chuẩn bị còn thiếu Nghị quyết của Quốc hội, đề nghị Ngân hàng cần xem xét và bổ sung cho đầy đủ.
Báo cáo tại phiên họp, Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank phù hợp với chủ trương trong Nghị quyết 43, là việc cần thiết nhưng cần làm rõ nguốn vốn bổ sung, phương án phân bổ đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng nhà nước cần rà soát, đảm bảo việc bổ sung nguồn vốn cho Agribank cần đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Về quy trình, hồ sơ trình, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong báo cáo thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ để Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể, thẩm tra chính thức. Trong đó, làm rõ chủ trương đầu tư, làm rõ căn cứ số tiền đề nghị tăng vốn, phương án tăng vốn điều lệ cụ thể để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023 nội dung trình Quốc hội quyết định chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank, tuy nhiên, Chính phủ cần tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai công việc này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo thuyết minh kỹ càng, thuyết phục hơn, đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách, cân đối nguồn thu, tháo gỡ các vướng mắc để tái cơ cấu, cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Agribank.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra một loạt doanh nghiệp xi măng về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã lên kế hoạch sớm cấp sổ hồng cho hơn 81.000 căn hộ trên địa bàn
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2614/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội năm 2023.
Sau khi nghiên cứu 12 triệu lượt ý kiến góp ý, Dự thảo Luật Đất đai được hoàn thiện với việc chỉnh lý, sửa đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng…
Vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới, các công trình mang tính biểu tượng, và nhiều trải nghiệm du lịch đẳng cấp, khác biệt – đó là lý do đưa Phú Quốc trở thành điểm đến mới mà du khách trên toàn thế giới nên đến ít nhất một lần.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) sẽ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 6 doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Nhiều địa phương trên cả nước phê duyệt một số dự án bất động sản có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Sắp tới, NHNN sẽ chỉ đạo, định hướng, vận động các NHTM tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ với doanh nghiệp vừa tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh hơn nữa tín dụng từ nay đến cuối năm.
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, vụ án liên quan tập đoàn Mường Thanh là vụ án phức tạp, phải 5 lần điều tra bổ sung nên kéo dài từ 2019 đến nay. Dự kiến Tòa án nhân dân TP. Hà Nội sẽ xét xử trong tháng 6 tới.
Theo Bộ Tài chính, chỉ riêng năm 2022, giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân là khoảng 233 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 98 nghìn tỷ đồng; tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng...