Tại Tờ trình về lập đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (đang được Bộ Tư pháp thẩm định), Bộ Tài chính cho biết, trong 3 năm 2020-2022, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn các khoản thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)) và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (BVMT), cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Theo đó, trong năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm hơn 31,5 nghìn tỷ đồng).
Trong năm 2021, trước diễn biến rất phức tạp của dịch Covid-19, các giải pháp hỗ trợ đã được tiếp tục triển khai ở mức cao hơn cả về nội dung và giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng).
Đến năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau dịch Covid-19, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất, tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có quy định giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với hầu hết các mặt hàng đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%; tiếp tục tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19), đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.
Ngoài ra, trước tình hình biến động của giá xăng, dầu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình UBTVQH ban hành 02 Nghị quyết để điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2022. Theo đó, áp dụng mức thuế thấp nhất trong khung thuế suất do Quốc hội quy định kể từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022, qua đó góp phần ổn định giá xăng dầu trong nước, kiềm chế lạm phát trước biến động giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Dự kiến giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2022 là khoảng 233 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 98 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng).
Từ cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, trước dự báo tình hình còn nhiều rủi ro, thách thức từ những biến động khó lường của kinh tế thế giới và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, để chủ động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách của năm 2023, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền một loạt các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023.
Cụ thể: Đã trình Chính phủ trình UBTVQH ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Dự kiến thực hiện Nghị quyết này sẽ giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 38 nghìn tỷ đồng.
Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023 đối với doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được xem xét gia hạn là hơn 110 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng đang gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2023 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất. Dự kiến thực hiện giải pháp này, số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2023 là khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã triển khai một số giải pháp để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân như: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dự kiến số tiền thuê đất được giảm nghĩa vụ năm 2022 là khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng.
Cùng với đó, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, trong đó có quy định việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất.... nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất (hiện dự thảo đã lấy ý kiến thành viên Chính phủ và đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành).
Công trình condotel được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất; thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt đầu tư là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng Tư, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 49,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết định mới này được ban hành để thay thế Quyết định 20/2013. Tại quy định cũ, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn trên 300 triệu đồng phải báo cáo.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, lũy kế đến hết năm 2022, có hơn 2,92 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua ngân hàng (bancassurance); chỉ riêng trong năm 2022 có gần 1 triệu hợp đồng.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến giảm 50% hệ số rủi ro tín dụng áp dụng với khoản vay dự án nhà ở xã hội và giảm 20% với tín dụng tài trợ dự án bất động sản khu công nghiệp.
Hàng trăm nghìn người dân và du khách đã đổ về tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023, xem show nhạc nước mới khai trương tại Quảng trường biển Sầm Sơn tối 22/4. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo một số địa phương trên cả nước.
Lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 9,6 - 11,3%/năm.
Được mệnh danh là The Landmark của thành phố Thủ Đức, Glory Heights với quỹ sản phẩm cao cấp đang là “viên kim cương” được giới đầu tư đặt niềm tin.
Các khoản lãi, phí phải thu của ngân hàng 3 tháng đầu năm tăng đột biến tới 25,6%, lên hơn 3,6 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 2,71% tổng tài sản của ngân hàng.
Theo Savills, tín hiệu đáng mừng là nguồn cung căn hộ mới đều thuộc phân khúc hạng C, phù hợp hơn với tài chính của người mua nhà.