Cụ thể, theo Quyết định xử phạt số 1426, Công ty CP Gamuda Land đã vi phạm khi ký hợp đồng mua bán căn hộ tại khu chung cư A5, thuộc dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và khu dân cư Tân Thắng, thuộc thửa đất số 39, tờ bản đồ số 40, tại phường Kỳ Sơn, quận Tân Phú, TP.HCM khi chưa có văn bản của Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật, theo báo Tuổi trẻ.
Căn cứ theo khoản 4, điều 58 nghị định 16 năm 2022 của Chính phủ, UBND TP.HCM đã quyết định xử phạt Công ty CP Gamuda Land số tiền 900 triệu đồng về hành vi huy động vốn không đúng quy định.
Theo tìm hiểu, dự án Khu liên hợp thể dục, thể thao và dân cư Tân Thắng (tên thương mại Celadon City) có diện tích khoảng 908 ngàn m2 tại phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú vốn được UBND TP.HCM giao cho Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thường Tín (Công ty Sacomreal) đầu tư vào tháng 7/2007.
Tuy nhiên, sau khi được chấp thuận Công ty Sacomreal đã chuyển giao vai trò đầu tư dự án cho một pháp nhân khác là Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Sài Gòn Thường Tín Tân Thắng (Công ty Tân Thắng) vào tháng 11/2009.
Trong một văn bản phát đi thời điểm này, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo, trên cơ sở đề nghị của Công ty Sacomreal, UBND thành phố chấp thuận chủ trương việc chuyển giao trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án cho Công ty Tân Thắng. Theo đó, Công ty Tân Thắng phải kế thừa trách nhiệm, nghĩa vụ cam và các cam kết trước đây của Công ty Sacomreal đối với việc thực hiện dư án này.
Tiếp đó, chưa đầy 1 tháng sau, ngày 23/12/2009, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5857 giao cho Công ty Tân Thắng 825 ngàn m2 trong khu đất có diện tích 908 ngàn m2 để doanh nghiệp này làm dự án Tân Thắng.
Hình thức sử dụng đất tại quyết định này quy định: Đối với đất ở sẽ giao đất thu tiền sử dụng đất; với đất dịch vụ thương mại sẽ giao đất 50 năm có thu tiền sử dụng đất. Còn đối với đất giao thông, cây xanh, mặt nước thành phố chỉ đạo giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2010, doanh nghiệp chủ dự án Tân Thắng bắt đầu có sự biến động mạnh. Là chủ sở hữu 90% cổ phần Công ty Tân Thắng nhưng Công ty Sacomreal bất ngờ chuyển nhượng tới 60% cổ phần sở hữu tại Công ty Tân Thắng cho Công ty Gamuda Land Sdn.Bhd với tổng giá trị chuyển nhượng 82.800.000 USD.
Nếu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế lần 3 mà Sở KH&ĐT TP.HCM cấp cho Công ty Tân Thắng tại thời điểm tháng 3/2010, cho thấy ông chủ dự án Công ty Tân Thắng đã chuyển giao từ Công ty Sacomreal về tay Công ty Gamuda Land với tỷ lệ: Công ty Gamuda Land Sdn.Bhd sở hữu 60%; Công ty Sacomreal sở hữu 30% và một cá nhân sở hữu 10%.
Nhưng theo báo cáo được Thanh tra Chính phủ công bố cuối tháng 8/2019, hiện Công ty Gamuda Land Sdn.Bhd đã sở hữu tới 98% cổ phần Công ty Tân Thắng và trở thành ông chủ thực sự của dự án Tân Thắng.
Hiện đây là một trong những dự án được UBND TP.HCM gỡ vướng trong thời gian vừa qua.
Một trong những vướng mắc tại dự án này là số tiền 514 tỷ đồng mà chủ đầu tư đã ứng trước để giải phóng mặt bằng cho 34,6ha đất giao thông, cây xanh, mặt nước tại dự án.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, UBND TP.HCM khấu trừ số tiền này vào tiền sử dụng đất không đúng quy định. Hệ quả là chủ đầu tư không được cấp giấy phép xây dựng, không được chuyển nhượng dự án và cư dân không được cấp sổ hồng. Khi bị cưỡng chế thuế, Gamuada Land đã nộp 93 tỷ đồng.
Qua các bước thủ tục, Bộ TN&MT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hồi 514 tỷ đồng. Sau đó, Bộ TN&MT được giao phối hợp cùng Bộ Tài chính hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện.
Từ chỉ đạo của Bộ TN&MT, UBND TP.HCM đã giao các sở, ngành liên quan xem xét, báo cáo trong tháng 1/2022. Tuy nhiên, đến vẫn chưa có kết quả.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc này thực hiện theo văn bản Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) và một số văn bản chỉ đạo của TP. Hà Nội.
Khoảng 37ha đất thuộc dự án khu đô thị hỗ trợ - khu công nghiệp Sài Đồng B (quận Long Biên, Hà Nội) biến thành sân bóng, khu bắn cung, bãi gửi xe, nhà xưởng.
85 dự án có vướng mắc thuộc thẩm quyền, chính quyền Thành phố sẽ cố gắng giải quyết xong từ nay đến tháng 6.
Đề xuất trên được xem là một trong những giải pháp để tăng mức độ ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội trước nhận định các chính sách ưu đãi đã ban hành hiện nay dành cho việc phát triển nhà ở xã hội là không thực chất.
Theo Bộ Xây dựng, việc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ 20%) chưa phù hợp với thực tiễn.
Chung cư The Emerald Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Tecco Garden (huyện Thanh Trì); Tổ hợp khu thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ Imperial Plaza tại 360 Giải Phóng (quận Thanh Xuân); Dự án Mipec Rubik 360 tại Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) …
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, 2 dự án này là tang chứng cho việc điều tra vụ án “chiếm đoạt tài sản” của gia đình ông Trần Quí Thanh của Công ty Tân Hiệp Phát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Đồng Nai rà soát toàn diện về pháp lý dự án Khu đô thị sinh thái Đại Phước, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng thẩm quyền, đồng thời xác định rõ các vướng mắc.
Khách hàng có nhu cầu mua nhà ở đang đứng trước cơ hội vàng khi Vinhomes tung chính sách “bom tấn” hỗ trợ lãi suất tới hơn 3 năm tại dự án căn hộ The Origami (Vinhomes Grand Park, TP.Thủ Đức).
Mục đích của SHB là sẽ xây dựng trụ sở ngân hàng trên khu đất, với quy mô 13 tầng. Tuy nhiên, theo quy hoạch, khu vực này sẽ chỉ được xây 8 tầng.