Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có Văn bản 2869/STNMT-ĐKTKĐĐ về việc bãi bỏ Văn bản 1685 có nội dung đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, việc bãi bỏ này thực hiện theo văn bản Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) và một số văn bản chỉ đạo của TP. Hà Nội.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chỉnh tách thửa đất, hợp thửa đất cho người sử dụng đất theo quy định.
Trước đó, ngày 20/4, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đề nghị tự kiểm tra, xử lý Công văn số 1685 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa .
Trong Công văn 1685 đề ngày 22/3/2022 có nội dung: "Đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở".
Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tách thửa là quyền của người sử dụng đất khi áp dụng đầy đủ các điều kiện và được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Do đó, yêu cầu trên của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là "không đảm bảo cơ sở pháp lý về nội dung và không thuộc thẩm quyền". Việc này có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Công văn 1685 là văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật, nên việc ban hành văn bản này là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 2 điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Từ đó, Bộ Tư pháp đề nghị UBND Hà Nội chỉ đạo việc tự kiểm tra, xử lý công văn theo quy định.
Khoảng 37ha đất thuộc dự án khu đô thị hỗ trợ - khu công nghiệp Sài Đồng B (quận Long Biên, Hà Nội) biến thành sân bóng, khu bắn cung, bãi gửi xe, nhà xưởng.
85 dự án có vướng mắc thuộc thẩm quyền, chính quyền Thành phố sẽ cố gắng giải quyết xong từ nay đến tháng 6.
Đề xuất trên được xem là một trong những giải pháp để tăng mức độ ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội trước nhận định các chính sách ưu đãi đã ban hành hiện nay dành cho việc phát triển nhà ở xã hội là không thực chất.
Theo Bộ Xây dựng, việc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ 20%) chưa phù hợp với thực tiễn.
Chung cư The Emerald Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Tecco Garden (huyện Thanh Trì); Tổ hợp khu thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ Imperial Plaza tại 360 Giải Phóng (quận Thanh Xuân); Dự án Mipec Rubik 360 tại Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) …
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, 2 dự án này là tang chứng cho việc điều tra vụ án “chiếm đoạt tài sản” của gia đình ông Trần Quí Thanh của Công ty Tân Hiệp Phát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh Đồng Nai rà soát toàn diện về pháp lý dự án Khu đô thị sinh thái Đại Phước, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng thẩm quyền, đồng thời xác định rõ các vướng mắc.
Khách hàng có nhu cầu mua nhà ở đang đứng trước cơ hội vàng khi Vinhomes tung chính sách “bom tấn” hỗ trợ lãi suất tới hơn 3 năm tại dự án căn hộ The Origami (Vinhomes Grand Park, TP.Thủ Đức).
Mục đích của SHB là sẽ xây dựng trụ sở ngân hàng trên khu đất, với quy mô 13 tầng. Tuy nhiên, theo quy hoạch, khu vực này sẽ chỉ được xây 8 tầng.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường thành lập tổ công tác để gỡ vướng cho các dự án của Tập đoàn Novaland ở Đồng Nai và Bình Thuận.