Bộ Xây dựng vừa có công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Theo đó, các đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội gồm 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất là cá nhân. Theo đó, đối với trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở xã hội tại khu công nghiệp (nhà ở công nhân), đối tượng được vay gồm: Người có công với cách mạng theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng; những người có thu nhập thấp, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức; những đối được đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở hiện hành; cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc diện bị giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Đối với trường hợp mua nhà ở thuộc các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, chủ sở hữu nhà chung cư sẽ được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Nhóm thứ hai, đối tượng là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định về nhà ở.
Cũng theo quy định, bên cạnh việc phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo pháp luật về tín dụng, các đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng về phát triển nhà ở xã hội còn phải đáp ứng được các tiêu chí và điều kiện.
Cụ thể, đối với đối tượng là cá nhân: Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.
Đối với đối tượng được bố trí nhà ở tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải có hợp đồng mua nhà ở, công trình tái định cư theo quy định pháp luật.
Đối với đối tượng là chủ đầu tư dự án: Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật; đã có quyết định giao đất hoặc có quyền sử dụng đất, đồng thời đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đã được cấp phép xây dựng hoặc thuộc trường hợp được miễn cấp phép theo quy định pháp luật về xây dựng.
Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: đã có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước; các thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đó, ngày 1/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Văn bản số 2308/NHNN-TD gửi các ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hướng dẫn một số nội dung và yêu cầu triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.
Theo đó, đối tượng vay vốn của Chương trình là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, gồm: khách hàng là chủ đầu tư đầu tư dự án (chủ đầu tư) và khách hàng là người mua nhà ở tại dự án (người mua nhà).
Về nguyên tắc cho vay, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này 1 lần để mua 1 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định. Mỗi dự án của chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 1 lần.
Thời hạn giải ngân của chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030.
Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với chủ đầu tư là 3 năm và đối người mua nhà là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu.
Về lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 8,7%/năm đối với chủ đầu tư và 8,2%/năm đối với người mua nhà. Kể từ ngày 1/7/2023, định kỳ 6 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các NHTM tham gia chương trình.
Khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và được xác định rõ hoặc nêu rõ cách xác định tại thỏa thuận cho vay ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.
Sau hướng dẫn của NHNN, đến thời điểm hiện tại đã có 2 ngân hàng Agribank và Vietcombank công bố thông tin về việc triển khai gói tín dụng này đối với nhà ở xã hội.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ, phương án giảm 2% thuế VAT, giảm tiền thuê đất… để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Theo ông Đỗ Minh Phú, Tập đoàn DOJI đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại chứng khoán ORS vào cuối năm ngoái.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 của Novaland, MB hiện đang là chủ nợ lớn thứ hai của doanh nghiệp với 9.428 tỷ đồng.
Để thực hiện việc trên, tờ trình đề nghị cổ đông tiếp tục giao và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện và hoàn tất các công việc liên quan như Nghị quyết số 25 ngày 23/8/2022 đã thông qua.
Báo cáo mới công bố cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2023 của TPBank là 2.497 tỷ đồng, tăng mạnh tới 84% so với cuối năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đó là quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Việc FE Credit bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm phản ánh khả năng thanh toán kém đi của công ty do chất lượng tài sản suy yếu và rủi ro thanh khoản tăng lên bắt nguồn từ sự chênh lệch kỳ hạn đáng kể giữa tài sản có và tài sản nợ.
Tại đại hội, các vấn đề liên quan đến tín dụng bất động sản và TPDN của Techcombank nhận được rất nhiều sự quan tâm của cổ đông.
Không chia cổ tức, không sáp nhập thêm ngân hàng mới và đặc biệt là không còn room tín dụng... là những điều được nêu ra sau cuộc họp Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).