Sau Agribank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới đây cũng vừa có thông báo triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Theo đó, quy mô giải ngân của chương trình là 30.000 tỷ đồng, đối tượng vay vốn là khách hàng pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định.
Thời hạn giải ngân đến khi doanh số giải ngân đạt 30.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030. Thời gian ưu đãi lãi suất là 3 năm đối với chủ đầu tư và 5 năm đối với người mua nhà.
Vietcombank cho biết, lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5 – 2%/năm so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các NHTM Nhà nước trên thị trường trong từng thời kỳ.
Như vậy, cho tới nay đã có 2 trong số 4 NHTM Nhà nước công bố chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33 của Chính phủ.
Được biết, chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất quy mô 120.000 tỷ đồng này sẽ được triển khai tại 4 NHTM Nhà nước và sẽ thống nhất chung một cách cho vay giống nhau cho các đối tượng.
Các ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn theo chương trình bằng nguồn vốn tự huy động của chính ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật về cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay thuộc chương trình này theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tại cuộc họp báo quý 1/2023 mới đây của NHNN, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận, thống nhất giữa các ngân hàng trong gói tín dụng này để có một cơ chế cho vay thống nhất, chứ không phải mỗi ngân hàng một cách cho vay. Lãnh đạo NHNN cũng nhấn mạnh, mỗi người chỉ vay một lần, cho một căn nhà ở xã hội để đảm bảo sự công bằng.
Tận dụng đòn bẩy tài chính, nhiều phụ huynh ở tỉnh sẵn sàng mua nhà cho con học đại học tại TP.HCM thay vì đi thuê. Các dự án tâm điểm như The Origami (Vinhomes Grand Park) đang được lòng khách hàng nhờ chính sách bán hàng ưu việt chưa từng có và cộng đồng cư dân văn minh.
Sau nhiều năm, khu đô thị mới Nam đường 32 (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn trong tình trạng vắng vẻ, xuống cấp. Nhiều khu vực bị bỏ hoang, móng nhà xây dở dang đang được người dân tận dụng trồng rau.
Để góp phần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vượt qua khó khăn, tập trung sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế, trong khi vẫn phải đảm bảo giảm thiểu tác động cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính khẳng định cần thiết phải có giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
TPHCM kiến nghị nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội như cho phép thành phố sắp xếp lại các dự án nhà ở xã hội trong dự án thương mại; bổ sung các quỹ đất khác để phát triển nhà ở xã hội…
Theo thống kê bình quân mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 2.000 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng trên 500 tỷ đồng, làm 90 người chết và 120 người bị thương.
Thời gian qua xảy ra rất nhiều vụ cự cãi, thậm chí ẩu đả giữa các tài xế và bảo vệ khu chung cư, khu đô thị liên quan đến vấn đề khóa bánh ô tô.
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Không chỉ là “house” – ngôi nhà thuần túy vật chất, nhiều người Hà Nội đang đi tìm “home” – mái ấm có sự sẻ chia, kết nối và mỗi thành viên đều tìm thấy niềm vui cho riêng mình.
Cầu Nam Lý ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng đã được ấn định ngày thi công trở lại, trước ngày 10/4 và dự kiến hoàn thành vào quý II/2024.
Trong số nhà đất bị thu hồi, quận Hải Châu có một cơ sở, 2 cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, 2 cơ sở trên địa bàn quận Sơn Trà, 2 cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu và 37 cơ sở nhà đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.