Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 522 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (tăng 62,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD (giảm 5,9% so với cùng kỳ); Có 234 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 2,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 1,21 tỷ USD (giảm 70,3% so với cùng kỳ, tăng 14,8 điểm phần trăm so với 02 tháng); Có 703 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 4,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,22 tỷ USD (giảm 25,5% so với cùng kỳ).
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 4 tỷ USD, chiếm 73% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 25% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 766 triệu USD, chiếm gần 14,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 71,6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi thu hút vốn đầu tư tăng hơn so với cùng kỳ, xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 276 triệu USD (tăng gấp 2 lần cùng kỳ) và gần 151 triệu USD (tăng 37%).
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 28,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 65%).
Trong 3 tháng đầu năm 2023, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,3% so với cùng kỳ 2022. Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 552 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư, giảm 38,3% so với cùng kỳ. Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 477 triệu USD, chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư, tăng 47,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan,..
Xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 15,5%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,9%) và GVMCP (chiếm 28,4%).
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 3 tháng đầu năm 2023. Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đồng Nai xếp thứ 2 với 18 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 607 triệu USD, chiếm hơn 11,1% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…
Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (41,4%), số lượt dự án điều chỉnh (15,8%) và GVMCP (66,6%).
Tính đến ngày 20/3/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 4,3 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 2,7 điểm phần trăm so với 02 tháng đầu năm 2023.
Tính lũy kế đến ngày 20/3/2023, cả nước có 36.881 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 444,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 278,3 tỷ USD, bằng gần 62,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Không chỉ là “house” – ngôi nhà thuần túy vật chất, nhiều người Hà Nội đang đi tìm “home” – mái ấm có sự sẻ chia, kết nối và mỗi thành viên đều tìm thấy niềm vui cho riêng mình.
Cầu Nam Lý ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) có tổng mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng đã được ấn định ngày thi công trở lại, trước ngày 10/4 và dự kiến hoàn thành vào quý II/2024.
Trong số nhà đất bị thu hồi, quận Hải Châu có một cơ sở, 2 cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, 2 cơ sở trên địa bàn quận Sơn Trà, 2 cơ sở trên địa bàn quận Liên Chiểu và 37 cơ sở nhà đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Tính tới thời điểm phát hành thành công 7.200 tỷ đồng trái phiếu, doanh nghiệp này mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng, hết thời hạn đăng ký, dự án trên chỉ ghi nhận duy nhất một nhà đầu tư tham gia, đó là Công ty CP Vinhomes.
Dự án có 3 mặt tiền nằm tại nút giao Trần Thái Tông – Tôn Thất Thuyết được Hà Nội giao cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2008 để xây trụ sở. Tuy nhiên, trải qua 15 năm, dự án vẫn để hoang cho cỏ mọc.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)…
Trong bối cảnh thị trường khó khăn chung về nguồn cung, những dự án sơ cấp với thông tin rõ ràng, pháp lý vững chắc được săn đón.
Tham gia chương trình “Tổ ấm an vui”, các chủ sở hữu luôn được nhận 3 lợi ích gồm: nguồn thu ổn định từ tiền thuê, tiết kiệm chi phí tìm khách thuê và giảm thiểu các khoản chi phí quản lý, vận hành duy trì so với hình thức cho thuê ngắn ngày.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động tìm hiểu kỹ các thông tin về thửa đất, tính pháp lý của thửa đất trước khi giao dịch đặt cọc tiền, tránh bị kẻ gian lợi dụng...