Theo tìm hiểu, dự án Khu đô thị CEO Mê Linh thuộc địa bàn các xã: Đại Thịnh - Mê Linh - Văn Khê, huyện Mê Linh do Công ty TNHH CEO Quốc tế (Công ty thành viên của Tập đoàn CEO) làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích 20,2ha và có quyết định tạm giao đất ngày 15/7/2008. Lần điều chỉnh quy hoạch gần đây nhất của dự án vào tháng 3/2020.
Đây là dự án nằm trên trục đường Mê Linh nối Hà Nội - TP Vĩnh Yên. Dự án này cũng tiếp giáp với đường 23. Đáng chú ý, dự án rất gần với trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Tại báo cáo về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai của UBND huyện Mê Linh, dự án nêu trên đang nằm trong nhóm dự án đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Dù chưa hết thời gian gia hạn đầu tư nhưng dự án chưa hoàn thiện giải phóng mặt bằng 3.600m2; chưa được giao đất.
Với dự án này, UBND huyện Mê Linh đã đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu UBND TP Hà Nội báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển đổi mục đích đất lúa.
Theo ghi nhận, việc xây dựng tại dự án này đã được triển khai.
Hình ảnh các khu vực cây xanh tại dự án.
Đây là 1 trong 6 dự án tại huyện Mê Linh cam kết khởi công trong năm 2022.
Hiện dự án CEO Mê Linh đã xây dựng móng một số khu liền kề.
Tuy nhiên, việc xây dựng mới chỉ dừng lại ở phần móng nhà.
Tại dự án này chưa có căn nhà nào hoàn thiện.
Hoạt động xây dựng tại đây cũng khá ảm đạm. Nhiều thời điểm công trường chỉ có một máy xúc và vài công nhân làm việc.
Một số lô đất tại dự án khá hoang tàn với cỏ dại và cột trơ khung thép.
So với hình ảnh ghi nhận vào năm 2000 thì dự án này không có nhiều thay đổi.
Nhiều phương tiện xe máy bất chấp nguy hiểm tạt đầu ô tô, cắt dòng phương tiện khác để sang đường là thực trạng đang diễn ra tại đường Nguyễn Xiển mở rộng (đoạn qua công trường dự án xử lý nước thải Yên Xá).
Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đầu tư xây dựng với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, khu vui chơi này lại rơi vào cảnh hoang phế, nhiều diện tích bị “xẻ thịt” thành những công trình phục vụ mục đích kinh doanh.
Ngày 27/4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo. Đến nay, sau gần 1 năm trùng tu, ngôi biệt thự rộng gần 1.000m2 này đã dần thay đổi diện mạo.
Trong số 9 công trình không phép mọc ở Cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vừa được Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.Hà Nội xử lý dứt điểm có nhiều công trình hiện đang bỏ hoang, có những công trình “khủng” xây theo kiểu biệt phủ để ở.
Dự án VietinBank Tower được khởi công vào tháng 10/2010. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm, dự án vẫn đang dang dở, chưa thể hoàn thiện.
Dự án nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.
Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.
Hiện tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng sau nhiều thập kỷ đưa vào sử dụng. Tiêu biểu là khu tập thể 5 tầng tại phường Nghĩa Đô, nơi này xuất hiện tình trạng bong tróc, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Được xây dựng với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỷ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô.
Đường Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều đoạn thuộc tuyến Vành đai 2,5 vẫn nằm ngổn ngang sau một thời gian dài dự án bị chậm tiến độ.