Công viên nước Tuổi Trẻ, từng là một trong 9 công trình trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch chi tiết, công viên có tổng diện tích mặt bằng khoảng 26,43 ha, tổng đầu tư hơn 280 tỷ đồng. Phía Bắc giáp đường Trần Khát Chân, phía Nam giáp đường Thanh Nhàn, phía Đông giáp đường Kim Ngưu, phía Tây giáp đường Võ Thị Sáu.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tại công viên có 14 hạng mục công trình sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng như nhà hàng Queen Bee; khu nhà văn phòng; 2 sân tennis ngoài trời. Tất cả hạng mục vi phạm đều phát sinh trước năm 2013.
Nổi bật nhất trong công viên là vòng quay mặt trời cao 30 m, thuộc Công viên nước, từng đưa vào sử dụng tháng 10/2004.
Nhưng sau ba năm đưa vào sử dụng đã đóng cửa, hiện trụ và ca bin mục rỗng.
Các trụ chính của vòng đu quay bong tróc, chuyển sang màu đen, nhiều thanh nối đã gãy. Vòng đu quay khổng lồ này có thể đổ sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Hệ thống ống trượt lộ thiên khổng lồ dài 30 m, cao 20 m cũng xuống cấp nghiêm trọng.
Hàng loạt công trình vi phạm vô tư chiếm dụng, sử dụng sai mục đích và công khai hoạt động trên các ô đất vốn được quy hoạch làm khu vườn hoa, cây xanh, sân tập thể thao công cộng.
Khu nhà nổi kiên cố lấn chiếm mặt hồ Thanh Nhàn, được biết trước đây là quán karaoke, nhà hàng nổi, nhạc xập xình suốt ngày đêm. Hiện khu nhà xây sai phép này đã đóng cửa.
Các sân tập thể dục, đánh cầu lông được tận dụng làm các bãi giữ xe dù không được phép.
Đường đi quanh công viên hỏng nặng nhưng từ lâu không được sửa chữa.
Hàng loạt nhà hàng "xẻ thịt" đất công vẫn đang hoạt động nhộn nhịp trong công viên.
Phần ghế đá phủ rêu, xung quanh toàn rác. Nhiều ghế bị hỏng không thể sử dụng, tuy nhiên vẫn không được sửa chữa và thay thế.
Trong khu vực thuộc công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện nay là trung tâm tổ chức sự kiện Cung Xuân.
Ngày 27/4/2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo. Đến nay, sau gần 1 năm trùng tu, ngôi biệt thự rộng gần 1.000m2 này đã dần thay đổi diện mạo.
Trong số 9 công trình không phép mọc ở Cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vừa được Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.Hà Nội xử lý dứt điểm có nhiều công trình hiện đang bỏ hoang, có những công trình “khủng” xây theo kiểu biệt phủ để ở.
Dự án VietinBank Tower được khởi công vào tháng 10/2010. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 10 năm, dự án vẫn đang dang dở, chưa thể hoàn thiện.
Dự án nhà máy xử lý rác nhiệt phân plasma Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.
Dự án xây trụ sở Ngân hàng SHB bỏ hoang tại số 31,33,35 Lý Thường Kiệt (Hà Nội), cách Hồ Gươm chỉ vài bước chân không những gây bức xúc cho người dân khu vực mà Đại biểu HĐND TP cũng đã chất vấn nhiều lần xong đến nay vẫn nằm yên bất động.
Hiện tại nhiều khu tập thể ở Hà Nội xuống cấp trầm trọng sau nhiều thập kỷ đưa vào sử dụng. Tiêu biểu là khu tập thể 5 tầng tại phường Nghĩa Đô, nơi này xuất hiện tình trạng bong tróc, biến dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Được xây dựng với kỳ vọng trở thành bệnh viện quốc tế 5 sao hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn nhưng dự án nghìn tỷ này vẫn tiếp tục “đóng băng” giữa khu đất “vàng” Thủ đô.
Đường Vành đai 2,5 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, phụ trợ tuyến đường Vành đai 2 và Vành đai 3 của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều đoạn thuộc tuyến Vành đai 2,5 vẫn nằm ngổn ngang sau một thời gian dài dự án bị chậm tiến độ.
Chính quyền cấm hoạt động kinh doanh cà phê trên phố đường tàu (Hà Nội), nhưng hàng ngày vẫn có cả trăm lượt du khách tới khu vực này để đi bộ và chụp ảnh check-in.
Thời tiết Hà Nội những ngày này có mưa phùn và trời nồm ẩm, tạo thành một lớp sương mù dày đặc khiến các tòa nhà cao tầng không thể nhìn thấy từ xa.