Từ sau kỳ họp Quốc hội thứ 4, tháng 11/2022 đến nay, cử tri cả nước đã có nhiều kiến nghị gửi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong đó có ý kiến từ cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, cần tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản.
Theo cử tri, bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khác cùng phát triển; đồng thời, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân, phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường bất động sản đã lắng xuống, cử tri đề nghị Nhà nước có giải pháp mở rộng và tăng hạn mức tín dụng cho lĩnh vực bất động sản trong phạm vi cả nước.
Trả lời về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý, nguồn vốn chỉ là một trong các vướng mắc và tín dụng chỉ là một trong các kênh huy động vốn cho thị trường BĐS. Bởi vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, cần nhiều giải pháp chính sách đồng bộ từ các bộ, ngành, địa phương.
Về phía ngành ngân hàng, Thống đốc cho rằng, trong thời gian qua, NHNN luôn chủ trương cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
“Chính sách của NHNN là khuyến khích tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS tiềm ẩn rủi ro nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững”, Thống đốc nhấn mạnh.
Trong nhiều năm qua và năm 2022, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản luôn chiếm khoảng 19% - 21% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng trưởng 24%; trong đó dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng gần 24,03%, đều ở mức cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.
Năm 2023, NHNN đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước, ở mức 14-15%; có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực, trong đó có BĐS.
Trước đó, tại Hội nghị về tín dụng bất động sản hồi đầu tháng 2, Thống đốc cũng đã chỉ đạo các TCTD nỗ lực tối đa tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án BĐS đã hoàn thiện pháp lý, có khả năng trả nợ.
Thứ hai, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, bảo đảm tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở.
Thứ ba, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.
Thứ tư, chủ động rà soát, phân loại, đánh giá các dự án BĐS đang cấp tín dụng để có giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; kịp thời có giải pháp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tốt.
"Đặc biệt, cần thực hiện các thỏa thuận hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết với doanh nghiệp BĐS và người mua nhà. Cần có buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để làm rõ lý do nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn", lãnh đạo NHNN nói.
Thứ năm, cần xem xét cấp tín dụng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường BĐS.
Thứ sáu, kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng hoặc nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD...
Đối với các đơn vị thuộc NHNN, Thống đốc chỉ đạo rà soát, tổng hợp đầy đủ và nghiên cứu các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội tham mưu thêm các giải pháp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra các ngân hàng cho vay dồn vốn cho các doanh nghiệp, tập đoàn sân sau của mình.
"Những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS cần giải pháp của tất cả các bộ, ngành và địa phương. Mong rằng các đơn vị cùng phối hợp với NHNN để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này", Thống đốc nói.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã rót vốn cho Công ty cổ phần Gateway Thủ Thiêm, nơi có cổ đông sáng lập là Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn. Ngoài ra, OCB còn cho vay nhiều công ty "người quen" của vị chủ tịch này.
Nhìn vào bức tranh tài chính của các doanh nghiệp đã công bố báo cáo quý 2 vừa qua có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp có lợi nhuận đi lùi; trong khi đó, nợ vay thường cao gấp 2-3 lần vốn chủ sở hữu.
Trong phần còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 141.209 tỷ đồng. Gần 50% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với gần 70.140 tỷ đồng.
Mức lãi suất dưới 10% thường được các ngân hàng áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu của chu kỳ vay, dài nhất là 1 năm. Hết thời gian ưu đãi, hầu hết các ngân hàng đều tính theo lãi suất thả nổi, phổ biến ở mức 12-13,5%.
Vì là tăng trưởng mạnh dựa trên sự hưng thịnh của thị trường bất động sản, hoạt động kinh doanh được lợi từ hệ sinh thái liên quan đến bất động sản trong những năm qua, nên e ngại rằng, sự tăng trưởng của TCB cũng sẽ hãm lại trong những quý tiếp theo.
Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân đồng thời hỗ trợ các khách hàng, kể từ đầu tháng 8 này, lãi suất của nhiều ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, Saigonbank… đã đồng loạt hạ.
Hiện mức độ tiếp xúc của ngành ngân hàng với bất động sản ngày càng tăng. Theo thống kê của NHNN, quy mô tín dụng vào ngành bất động sản (gồm cho vay và TPDN) hiện nay cao hơn đáng kể so với trước đây.
Nếu chỉnh giá vàng để bớt cong vênh, việc đánh giá lại tài sản của SJC sẽ khiến công ty có thể phải trích lập khoản không hề nhỏ.